Câu hỏi khó trả lời: Bao giờ TP.HCM hết ngập?

Thứ hai, 20/05/2019, 09:33 AM

Chỉ mấy cơn mưa đầu mùa, TP.HCM đã ngập khắp nơi, ngập lênh láng! Những cái mốc 2010, 2013, 2015 rồi 2018 thành phố cơ bản hết ngập cứ dời xa dần để giờ đây ngày càng nhiều nơi triều cường cũng ngập, mưa lớn, mưa nhỏ cũng đều ngập!?

Tiền đổ xuống - nước dâng lên!

Cho đến lúc này, dù đã đổ vào các công trình chống ngập hàng chục ngàn tỷ đồng suốt hơn 10 năm qua nhưng chưa ai trả lời được câu hỏi bao giờ TP.HCM hết ngập? TS. Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu WACC - ĐH Quốc gia TP.HCM cảnh báo: “Theo lộ trình, thành phố mới đi được 30-40% công cuộc chống ngập. Với khối lượng còn lại, nếu sắp xếp theo đúng kế hoạch thì ít nhất 20 năm nữa mới đủ lực giải quyết dứt điểm ngập. Còn nếu cứ giữ cơ chế như hiện nay, tình trạng ngập sẽ từ chỗ này lấn qua chỗ khác, phát triển đến đâu là ngập đến đấy”.

Mấy năm vừa qua, dự án không ít, công trình cũng nhiều và lãnh đạo TP.HCM rất quyết tâm nhưng chưa bao giờ đúng kế hoạch. Đơn cử như dự án chống ngập hơn 10.000 tỷ đồng mà Tập đoàn Trung Nam đang làm cũng hoãn lên dời xuống cả năm trời, gặp biết bao trở ngại khó khăn và chỉ mới khỏi động lại gần đây sau hơn nửa năm tạm ngưng. Hàng loạt dự án khác ở quận 2, Bình Chánh, Gò Vấp, quận 8... cũng chưa có cái nào đúng tiến độ!

Theo Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước thành phố (trung tâm chống ngập), quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020, khu vực trung tâm cần có 6.000km cống các loại nhưng hiện nay hệ thống cống chỉ đạt gần 70%, tương đương 4.176km. Thành phố mới hoàn thành cơ bản 2 nhà máy xử lý nước thải trên tổng số 12 nhà máy theo quy hoạch, thực hiện được khoảng 64km/149km đê bao ven sông Sài Gòn và 1/10 cống kiểm soát triều lớn (cống Nhiêu Lộc - Thị Nghè), các hạng mục khác đang triển khai. Đó là con số từ 2018 và cho đến nay tình hình vẫn chưa chuyển biến nhiều nếu không muốn nói là gần như giậm chân tại chỗ.

Không chỉ trời mưa, nhiều tuyến đường tại TP.HCM còn bị ngập nặng, ngập sâu từ 0,3-0,5m do triều cường dâng cao như QL50 (huyện Bình Chánh), đường Nguyễn Bình, Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (quận 7), khu vực Thảo Điền (quận 2)... Khi mưa lớn kết hợp với triều cường thì những trận ngập kinh hoàng như tháng 10 năm ngoái liên tục tái diễn ở khắp thành phố!

Từ 2008 đến nay, TP.HCM đã chi hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện các dự án lớn nhỏ. Cùng với đó, hàng trăm dự án chống ngập nhỏ mang tính cục bộ cho các tuyến đường, khu dân cư cũng được thi công ồ ạt và đưa vào sử dụng. Hiệu quả như thế nào thì những con đường biến thành sông, biển nước khắp nơi đã chứng minh rõ rệt.

Từ 2008 đến nay, TP.HCM đã chi hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện các dự án lớn nhỏ. Nhưng hiệu quả như thế nào thì những con đường biến thành sông khắp nơi đã chứng minh rõ rệt.

Từ 2008 đến nay, TP.HCM đã chi hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện các dự án lớn nhỏ. Nhưng hiệu quả như thế nào thì những con đường biến thành sông khắp nơi đã chứng minh rõ rệt.

Chưa biết khi nào hết ngập!?

Giai đoạn 2011-2015, TP.HCM triển khai 3 dự án với tổng số vốn 22.948 tỷ đồng gồm: 2 dự án ODA là Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 (JICA), Vệ sinh môi trường giai đoạn 2 (WB) và xây dựng Nhà máy Xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát. Năm 2016, một siêu dự án chống ngập do triều cường gần 10.000 tỷ đồng do Trung Nam làm được khởi công và đến nay cũng chỉ đang trong giai đoạn thi công. Trong giai đoạn 2016-2020, thành phố vẫn cần thêm 73.379 tỷ đồng để thực hiện các dự án chống ngập theo Quy hoạch 752 và Quy hoạch 1547. Như vậy thành phố phải cần khoảng 5 tỷ USD và nếu mọi việc suôn sẻ như dự tính thì may ra dân chúng mới hết bì bõm mỗi khi triều cường hay mưa lớn.

Trung tâm Chống ngập không phải là đơn vị duy nhất thực hiện các dự án chống ngập mà còn có Sở Giao thông Vận tải thành phố, UBND các quận - huyện và cả những dự án có sử dụng nguồn vốn ODA. Tưởng rằng cơ chế này sẽ giúp thành phố linh hoạt, chủ động hơn trong chống ngập nhưng công trình của quận chồng chéo với dự án của thành phố buộc Chủ tịch Nguyễn Thành Phong phải gay gắt: “Việc chống ngập phải có một ‘nhạc trưởng’ để điều hành chứ không thể làm lẻ tẻ, mạnh ai nấy làm”.

Bên cạnh đó nạn xả rác bừa bãi, lấn chiếm kênh rạch, xây dựng đè lên các điểm thoát nước, tốc độ đô thị hóa quá nhanh nhưng thoát nước quá chậm... càng khiến TP.HCM đã ngập càng ngập nặng. Làm sao có thể hết ngập khi cống này vừa thông cao ốc khác lại đè lên “túi nước”?

Chẳng có cách nào giải quyết dứt điểm bởi nơi để thoát nước thì lại đi quy hoạch khu đô thị nào đó! Báo chí, chuyên gia và dư luận cứ bức xúc hết năm này đến năm khác nhưng trên thực tế thì vẫn như vậy, chỉ hô hào là chính. Với tình trạng trên thì không trả lời được câu hỏi khi nào TP.HCM hết ngập chẳng có gì lạ!

Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố (trung tâm chống ngập), quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020, khu vực trung tâm cần có 6.000km cống các loại nhưng hiện nay hệ thống cống chỉ đạt gần 70%, tương đương 4.176km. Thành phố mới hoàn thành cơ bản 2 nhà máy xử lý nước thải trên tổng số 12 nhà máy theo quy hoạch, thực hiện được khoảng 64km/149km đê bao ven sông Sài Gòn và 1/10 cống kiểm soát triều lớn (cống Nhiêu Lộc - Thị Nghè), các hạng mục khác đang triển khai. Đó là con số từ 2018 và cho đến nay tình hình vẫn chưa chuyển biến nhiều nếu không muốn nói là gần như giậm chân tại chỗ.

PHAN NGUYỄN

Theo NTD

largeer