Chùm ảnh: Thượng nguồn sông Hương “tan tành” sau lũ

Thứ sáu, 24/11/2017, 19:19 PM

Liên tiếp các đợt mưa lũ xảy ra trong gần nửa tháng nay đã khiến đôi bờ sông Tả Trạch và Hữu Trạch, thượng nguồn sông Hương sạt lở nghiêm trọng, phá tan đường sá, cuốn trôi nhiều nhà dân.

Sông Hương được ví như dòng sông di sản vùng đất cố đô Huế không chỉ là chứa trong mình những “trầm tích” văn hóa, là dòng sông cảnh quang, và là nguồn sống của hàng vạn người dân trong lưu vực. Con sông này được hợp lưu bởi hai sông nguồn là Tả Trạch và Hữu Trạch.

Trong những năm gần đây, nạn khai thác cát sỏi trên dòng sông này cả thượng nguồn lẫn hạ nguồn đã tác động tiêu cực đến dòng sông, nhất là tạo nên những vụ xói lở bờ sông. Đã có nhiều quy định, lệnh cấm khai thác cát sỏi lậu được đặt ra và cũng có nhiều cuộc ra quân xử lý của lực lượng chức năng nhưng nạn khai thác cát trái phép vẫn tái diễn, đe dọa đến sạt lở đất, xâm hại môi trường... Thất vọng, người dân các xã Hương Thọ, Hương Hồ (TX.Hương Trà), Thủy Bằng (TX.Hương Thủy)… đã đơn độc lên tiếng với lực lượng “cát tặc” để rồi bị đe dọa và tấn công bằng đất đá, gậy gộc. Nhiều người trong số đọ thương tích nặng phải nằm viện điều trị. 

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày 24.11, sạt lở bờ sông Hương ước tính tổng chiều dài hơn 5,4km, bao gồm các đoạn qua thôn Đình Môn (xã Hương Thọ, TX.Hương Trà) dài 300m; đoạn qua thôn Long Hồ Thượng (phường Hương Hồ, Hương Trà) dài 1,5 km; đoạn qua thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ (Hương Trà) dài khoảng 400m; đoạn qua thôn Bằng Lãng, xã Thủy Bằng dài 1,5 km...; tại TP.Huế đoạn qua phường Phú Hậu dài khoảng 1,0 km; đoạn qua phường Phú Cát dài khoảng 600m sạt lở nặng...

Đặc biệt, vào chiều 23.11, hai bờ sông Hữu Trạch lẫn Tả Trạch đã bị sạt lở nghiêm trọng phá tan đường sá, cuốn trôi nhà xưởng của người dân và hiện đang uy hiếp xô ngả một ngôi trường tiểu học.

Sau đây là một số hình ảnh về nạn sạt lở ở thượng nguồn sông Hương do PV ghi lại. 

Một trong những đoạn thuộc bờ sông Hữu Trạch đã và đang bị sạt lở nặng, có nguy cơ cắt đứt tuyến đường bên tông thuộc dự án WB2 xây dựng chưa lâu để đi từ Huế lên lăng vua Gia Long, xã Hương Thọ và chiến khu Dương Hòa xưa (xã Dương Hòa, TX.Hương Thủy)

Một trong những đoạn thuộc bờ sông Hữu Trạch đã và đang bị sạt lở nặng, có nguy cơ cắt đứt tuyến đường bên tông thuộc dự án WB2 xây dựng chưa lâu để đi từ Huế lên lăng vua Gia Long, xã Hương Thọ và chiến khu Dương Hòa xưa (xã Dương Hòa, TX.Hương Thủy)

Một điểm sạt lở trên sông Hữu Trạch

Một điểm sạt lở trên sông Hữu Trạch

Cách cơ sở 1 Trường tiểu học Hương Thọ khoảng 300 mét hàng trăm mét đường liên thôn nằm ven sông (cũng là đường lên xã Dương Hòa, hồ Tả Trạch) đã bị rạn nứt chực chờ đổ ra sông bất cứ lúc nào

Cách cơ sở 1 Trường tiểu học Hương Thọ khoảng 300 mét hàng trăm mét đường liên thôn nằm ven sông (cũng là đường lên xã Dương Hòa, hồ Tả Trạch) đã bị rạn nứt chực chờ đổ ra sông bất cứ lúc nào

Đò khai thác và chở cát sỏi từ thượng nguồn xuôi về ngang qua những điểm sạt lở trước sự chứng kiến của quan chức tỉnh, thị xã Hương Trà sáng 24.11 – thời điểm lệnh cấm khai thác cát sỏi trên sông Hương và thượng nguồn trong mưa lũ vẫn còn hiệu lực

Đò khai thác và chở cát sỏi từ thượng nguồn xuôi về ngang qua những điểm sạt lở trước sự chứng kiến của quan chức tỉnh, thị xã Hương Trà sáng 24.11 – thời điểm lệnh cấm khai thác cát sỏi trên sông Hương và thượng nguồn trong mưa lũ vẫn còn hiệu lực

Phương án tạm thời để đảm bảo an toàn ngăn người đi lại bên tuyến đường ven sông bị sạt lở nặng

Phương án tạm thời để đảm bảo an toàn ngăn người đi lại bên tuyến đường ven sông bị sạt lở nặng

Người dân Hương Thọ lo lắng trước nạn sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng. Họ cho rằng mưa lũ mà một phần, nguyên nhân do khai thác cát sỏi trái phép từ 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau trên đoạn sông này cũng góp phần tạo nên sạt lở

Người dân Hương Thọ lo lắng trước nạn sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng. Họ cho rằng mưa lũ mà một phần, nguyên nhân do khai thác cát sỏi trái phép từ 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau trên đoạn sông này cũng góp phần tạo nên sạt lở

Tre là tường lũy nhưng cũng không chịu nổi trước xói lở

Tre là tường lũy nhưng cũng không chịu nổi trước xói lở

Cùng với Hữu Trạch, sông Tả Trạch quan xã Hương Thọ cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Chiều 23.11 nạn sạt lở bờ sông đã nuốt trọn một xưởng cưa gỗ của gia đình ông Lê Phò (58 tuổi) và Nguyễn Thị Chạy (51 tuổi, thuộc thôn La Khê Trẹm, Hương Thọ). Đây là sản nghiệp và nguồn sống của vợ chồng ông Phò cùng 7 người con. Hiện nguyên liệu cùng phương tiện, máy móc bị cuốn trôi xuống sông.

Cùng với Hữu Trạch, sông Tả Trạch quan xã Hương Thọ cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Chiều 23.11 nạn sạt lở bờ sông đã nuốt trọn một xưởng cưa gỗ của gia đình ông Lê Phò (58 tuổi) và Nguyễn Thị Chạy (51 tuổi, thuộc thôn La Khê Trẹm, Hương Thọ). Đây là sản nghiệp và nguồn sống của vợ chồng ông Phò cùng 7 người con. Hiện nguyên liệu cùng phương tiện, máy móc bị cuốn trôi xuống sông.

Gần 50m bờ sông Tả Trạch đoạn sát cơ sở 1 Trường tiểu học Hương Thọ, thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà đã bị xâm thực, sạt lở nặng; bờ sông sạt lở sâu vào ngay sát tường rào của nhà trường. Để bảo vệ an toàn, nhà trường và chính quyền địa phương trường học này phải khóa các cổng ra vào của nhà trường, đồng thời mở lối đi phụ. Hiện phương án gia cố khẩn cấp 70m đoạn sạt lở này đang được triển khai.

Gần 50m bờ sông Tả Trạch đoạn sát cơ sở 1 Trường tiểu học Hương Thọ, thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà đã bị xâm thực, sạt lở nặng; bờ sông sạt lở sâu vào ngay sát tường rào của nhà trường. Để bảo vệ an toàn, nhà trường và chính quyền địa phương trường học này phải khóa các cổng ra vào của nhà trường, đồng thời mở lối đi phụ. Hiện phương án gia cố khẩn cấp 70m đoạn sạt lở này đang được triển khai.

Rừng cây trồng và rừng tre chống xói lở bị cuốn xuống sông

Rừng cây trồng và rừng tre chống xói lở bị cuốn xuống sông

Theo Minh Đài - NTD

largeer