Chuyển nợ từ 67.000 lượng vàng sang 3.000 tỷ đồng tiền mặt, Công ty Diệp Bạch Dương hay Agribank chịu thiệt?

Thứ ba, 22/01/2019, 10:56 AM

Việc chuyển đổi gần khoản dư nợ 67.000 lượng vàng sang xấp xỉ 3.000 tỷ đồng nợ đã khiến giá trị khoản vay của Công ty Diệp Bạch Dương tăng lên gấp 2,5 lần, kéo theo lãi tăng lên làm ảnh hưởng đến quá trình trả nợ của công ty. Hệ lụy phát sinh là khoản nợ xấu lên đến trên 4.700 tỷ đồng bao gồm cả nợ gốc là lãi đối với Agribank.

Bà Dương Thị Bạch Diệp - Chủ sở hữu Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương

Bà Dương Thị Bạch Diệp - Chủ sở hữu Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương

Liên quan đến vấn đề khoản vay bằng vàng được chuyển thành dư nợ VNĐ đã khiến cho số tiền vay tăng cao, làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bà Dương Thị Bạch Diệp, chủ Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương đã gửi kiến nghị lên văn phòng chính phủ về khoản vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Chi tiết quan hệ tín dụng của Công ty tại Agribank chi nhánh TP HCM:

Khoản vay thứ nhất: 14.000 lượng vàng SJC theo hợp đồng tín dụng (HĐTD) ký ngày 28/10/2008 với mục đích mua nhà số 57 Cao Thắng, Quận 3, TP HCM. Hạn trả nợ là ngày 31/10/2009 nhưng công ty không trả được. Agribank đã đồng ý gia hạn nợ đến 30/10/2010.

Tuy nhiên, ba tháng sau Công ty mới trả nợ xong khoản vay. Như vậy khoản vay này đã được trả hết nợ, các bên đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Khoản vay thứ hai: 67.000 lượng vàng SJC được thực hiện bằng ba HĐTD ký vào ngày 31/12/2008 và ngày 2/1/2009.

Đối với khoản vay này, Công ty không trả nợ đúng theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng ngay cả sau khi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Tổng số tiền công ty trả nợ từ khi vay đến thời điểm trước chuyển đổi dư nợ sang VND là 60.270 chỉ vàng, bao gồm trả nợ gốc 3.580 chỉ vàng và nợ lãi 56.690 chỉ vàng.

Toàn bộ dư nợ gốc còn lại 66.642 lượng vàng được chuyển đổi sang VND là 2.928 tỷ đồng. Sau khi chuyển đổi đến nay công ty chỉ trả được 15,9 tỷ đồng nợ gốc và 0,8 triệu đồng nợ lãi.

Tính đến 30/04/2017 dư nợ gốc của công ty tại Agribank chi nhánh TP.HCM là 2.912,8 tỷ đồng và nợ lãi là 1.848 tỷ đồng.

Trong kiến nghị, Công ty có đề cập đến một số vấn đề còn vướng mắc trong quá trình vay vốn, chuyển đổi dư nợ vàng sang VNĐ, định giá tài sản thế chấp,... Đồng thời đưa ra kiến nghị về việc trả nợ gốc và miễn toàn bộ lãi vay tại Agribank Chi nhánh TP HCM.

Lãi suất vay vàng tại Agribank là quá cao

Về lãi suất vay, Công ty Diệp Bạch Dương có ý kiến: “Lãi suất vay vàng chúng tôi đã trả cho Agribank quá cao, gấp hơn 3 lần lãi suất vay vàng Nhà nước quy định cùng thời điếm".

Tuy nhiên, Agribank khẳng định thông tin về lãi suất quá cao là không đúng thực tế. Bởi vì, lãi suất cho vay được ghi trong HĐTD là trên cơ sở thỏa thuận đồng ý của hai bên theo đúng quy định của pháp luật và theo đề nghị của Công ty.

Cụ thể, thỏa thuận trên HĐTD, tại thời điểm giải ngân, lãi suất vay vàng là 7,8%/năm. Lãi suất được điều chỉnh 6 tháng/lần theo lãi suất cho vay vàng tại thời điểm điều chỉnh. Tuy nhiên, để hỗ trợ khách hàng, căn cứ đơn đề nghị điều chỉnh lãi suất của Công ty, Agribank đã chấp thuận lãi suất theo đề nghị của Diệp Bạch Dương là 6%/năm.

Trong thực tế, từ thời điểm vay đến nay Diệp Bạch Dương chỉ mới trả được lãi vay đến ngày 5/1/2010. Thời gian chưa trả lãi tính đến ngày 30/4/2017 lên đến 7 năm 4 tháng, đưa số nợ lãi tồn đọng Diệp Bạch Dương chưa trả hơn 91.345 chỉ vàng và 1.514 tỷ đồng, tương đương khoảng 1.848 tỷ đồng.

Agribank cho rằng ngân hàng bị thiệt hai khi vẫn phải trả lãi hàng tháng cho người gửi tiền với số tiền hơn 1.554 tỷ đồng.

Mấu chốt của việc chuyển đổi nợ từ vàng sang VNĐ là gì?

Ngân hàng cho biết việc chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VNĐ là thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Đồng thời khi thực hiện chuyển đổi đều có sự thoả thuận giữa hai bên (có phụ lục HĐTD đi kèm).

Về tỷ giá vàng chuyển đổi, việc chuyển đổi dư nợ được thực hiện bằng 26 lần nhận nợ từ ngày 10/2/2012 đến 29/11/2013 (trong gần 2 năm). "Do vậy không thể nói Agribank lấy thời điểm giá vàng cao nhất để buộc công ty chuyển đổi", phía Agribank phản ứng.

Agribank cho rằng, số dư nợ sau khi chuyển đổi sang VNĐ bằng 2,5 lần dư nợ vàng quy đổi VNĐ theo giá vàng tại thời điểm nhận nợ vàng ban đầu. Tuy nhiên, không thể nói là nhận nợ khống, mà là do chênh lệch giá vàng giữa các thời điểm chuyển đổi dư nợ sang VNĐ và giá vàng tại các thời điểm nhận nợ bằng vàng đã có sự tha

Agribank cũng cho rằng khi thực hiện việc quy đổi này cả ngân hàng và người vay tiền, người gửi tiền đều chịu tác động như nhau bởi vì chính Agribank cũng phải mua vàng theo giá tại các thời điểm chuyển đổi để thanh toán cho khách hàng gửi vàng trước đó.

Diệp Bạch Dương bị cấm vận tín dụng trong 8 năm

Trong đơn kiến nghị Công ty Diệp Bạch Dương có nêu “Kể từ khi quan hệ tín dụng với Agribank, chúng tôi bị cấm vận toàn bộ tín dụng với toàn bộ hệ thống Ngân hàng gần 8 năm qua". Đồng thời ngoài việc thu gốc và lãi, ngân hàng không hỗ trợ cho Công ty vay vốn để đầu tư, kinh doanh”.

Phản hồi trước kiến nghị trên, Agribank cho rằng nội dung này là hoàn toàn không có cơ sở, dễ tạo hiểu nhầm là Agribank Chi nhánh TP HCM gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đển uy tín của ngân hàng.

Agribank khẳng định không có bất kỳ biện pháp hay động thái can thiệp nào vào việc vay vốn của Công ty tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Nếu Công ty không được các TCTD đồng ý cấp tín dụng thì các TCTD đã có trả lời cho Công ty về lý do từ chối cho vay, đó là quyền tự chủ của TCTD, Agribank không có quyền và không thể can thiệp.

Khoản vay của công ty đã được Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng yêu cầu: “Chấm dứt việc cho vay đồng thời xây dựng phương án thu hồi toàn bộ nợ trước hạn đối với Công ty TNHH BĐS Diệp Bạch Dương: Thu hồi ngay trong năm 2009 số nợ 377 tỷ đồng vay sai mục đích, sổ nợ còn lại, lập Phương án và thực hiện thu hồi dứt điểm trước 31/12/2010”. Do vậy, Agribank không tiếp tục cho vay là thực hiện đúng theo kết luận của thanh tra.

Do công ty không thực hiện đúng cam kết trả nợ theo HĐTD đã ký và lịch trả nợ đã được Agribank đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo đề nghị của Công ty, dẫn đến nợ quá hạn và bị chuyển thành nợ xấu. Ngày 20/12/2013, Agribank đã bán toàn bộ khoản nợ xấu của Công ty cho VAMC và gửi thông báo đến công ty vào ngày 31/12/2013.

Sau khi mua khoản nợ, VAMC đã uỷ quyền cho Agribank tiếp tục quản lý, đòi, thu hồi nợ, khởi kiện, xử lý tài sản thế chấp... đối với khoản nợ của Công ty. Số tiền nợ và nghĩa vụ trả nợ của công ty là không thay đổi.

Đề xuất của công ty là chưa hợp lý?

Trên cơ sở các vấn đề trên, Diệp Bạch Dương đã lần lượt đề xuất các phương án trả nợ gồm trả nợ gốc bằng vàng; trả nợ gốc 2.000 tỷ đồng và giải chấp tài sản, miễn toàn bộ lãi vay. Hai phương án này được ngân hàng nhận định là không thể thực hiện được vì trái với quy định.

Ngày 9/9/2016 Agribank ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Thẩm định giá Đông A. Kết quả thẩm định tổng giá trị tài sản thế chấp là 1.969 tỷ đồng. Ngày 14/9/2016 Agribank yêu cầu Công ty phối hợp xử lý tài sản thông qua hình thức bán đấu giá trả nợ nhưng Công ty không đồng ý.

Cuối năm 2016, Công ty đề xuất phương án trả nợ gốc theo dư nợ chuyển đổi là 2.928 tỷ đồng và miễn toàn bộ lãi vay. Tuy nhiên, phía Agribank cho biết Diệp Bạch Dương không đưa được các hồ sơ liên quan đến đối tác để xác định tính khả thi của phương án trả nợ, nên Agribank chi nhánh TP HCM không có cơ sở trình cấp thẩm quyền хеm xét.

Do vậy Agribank chi nhánh TP HCM đề nghị Công ty Diệp Bạch Dương phải thanh toán dứt điểm khoản nợ xấu. Nếu không thanh toán ngay được, đề nghị Công ty bàn giao tài sản thế chấp và phối hợp chặt chẽ với Agribank chi nhánh TP HCM và Công ty VAMC để xử lý, thu hồi nợ. Trường hợp công ty không hợp tác, Agribank chi nhánh TP HCM sẽ đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cũng cho rằng khoản vay của Công ty Diệp Bạch Dương sử dụng nguồn vốn của Agribank, nên việc quyết định hình thức nhận nợ bằng vàng hay VNĐ và lãi suất áp dụng thuộc thẩm quyền của Agribank trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật TCTD và các quy định có liên quan.

Do đó, cơ quan chức năng đề nghị bà Dương Thị Bạch Diệp liên hệ với Agribank để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bà Dương Thị Bạch Diệp (sinh năm 1954) là một nữ doanh nhân đi lên từ hai bàn tay trắng, sinh ra tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Thời bao cấp, bà đã có nhiều năm tiếp cận nghề buôn bán kinh doanh trong khối doanh nghiệp Nhà nước.

Đến đầu những năm 80, bà xin nghỉ chế độ chính sách. Lúc đó, tài sản của gia đình bà chỉ có vài vật dụng cũ cùng căn hộ chung cư ở quận 1, TP HCM. Năm 1984, bà bén duyên với ngành kinh doanh bất động sản, bắt đầu bằng việc sửa sang và bán lại căn hộ của chính mình. Thấy có lãi bà tiếp tục săn lùng nhà cũ rồi sửa sang lại và bán.

Có được số vốn trong tay hàng nghìn lượng vàng, bà Bạch Diệp đến các khu biệt thự trong thành phố, nếu ai bán nhà, bất cứ lớn nhỏ bà cũng mua ngay. Bắt đầu mua, bán bất động sản từ năm 1984, sau hơn 20 năm bà Dương Thị Bạch Diệp đã đã sở hữu hàng chục căn biệt thự, nhiều khu đất vàng thuộc công ty của bà và các con đồng sở hữu.

Hiện bà Diệp là một tên tuổi có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và vẫn đang ấp ủ hàng loạt những dự án tầm cỡ quốc tế, dù tuổi đã ngoài 60.

Diệp Bình

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

 

Theo vietnambiz

largeer