Điều gì khiến Asanzo quyết tâm nâng cấp thương hiệu?

Thứ tư, 19/09/2018, 11:25 AM

Nỗ lực làm mới logo và nâng cấp nhận diện thương hiệu là bước khởi đầu cho kế hoạch đưa Asanzo dẫn đầu ngành điện tử trong nước và tiến ra thế giới của Chủ tịch Phạm Văn Tam.

Thành công nhờ luôn lắng nghe và thấu hiểu người Việt

Khi Phạm Văn Tam thành lập Asanzo vào cuối năm 2013, chẳng mấy ai tin anh sẽ thành công trong một thị trường tivi đã hoàn toàn thuộc về các thương hiệu quốc tế nổi tiếng. Thế nhưng vị doanh nhân có hơn 15 năm kinh nghiệm ở lĩnh vực điện tử biết rõ mình phải làm gì. Những năm tháng ngược xuôi khắp mọi miền đất nước, trò chuyện với hàng nghìn khách hàng và chủ đại lý điện tử, anh hiểu được thị trường Tivi Việt đang thực sự cần điều gì.

Nhà sáng lập Asanzo hiểu rất rõ nhu cầu dùng tivi của người Việt

Nhà sáng lập Asanzo hiểu rất rõ nhu cầu dùng tivi của người Việt

Lúc bấy giờ, đại đa số các mẫu tivi đều được trang bị các tính năng hiện đại và thời thượng. Cùng với đó là mức giá rất cao so với thu nhập trung bình của người Việt. Nhóm khách hàng phổ thông vốn chiếm số lượng lớn nhất gần như bị bỏ quên trong cuộc đua công nghệ của các nhãn hàng nổi tiếng. Điều họ cần là một chiếc tivi dễ sử dụng, mẫu mã đẹp, tiết kiệm điện năng, độ bền cao và giá cả hợp lý thì hầu như không được để mắt tới.

Hiểu được vấn đề này, Asanzo đã tung ra các mẫu tivi đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng bình dân, cư dân ở các vùng nông thôn cả nước và thắng lớn. Các tính năng “dư thừa” với người dùng phổ thông được thẳng tay lượt bỏ để giảm giá thành, tăng độ bền và tiết kiện điện năng cho thiết bị. Chỉ sau 1 năm, hãng đã bán được tới 150.000 chiếc tivi. Đến năm 2017, tivi của Asanzo đã chiếm 16% thị phần cả nước, đứng top 4 thị trường.

Các sản phẩm khác của Asanzo như máy lạnh, máy làm mát, loa di động, máy lọc nước, điện thoại thông minh cũng được thiết kế và sản xuất dựa trên việc lắng nghe ý kiến của thị trường. Năm 2017, doanh thu của hãng đạt mức 4620 tỷ đồng cho tất cả các ngành hàng. Một con số đáng ngưỡng mộ với một doanh nghiệp trẻ ở lĩnh vực điện tử vốn là sân chơi riêng của các nhà sản xuất nước ngoài.

“Hỏi ý” cộng đồng cho Logo mới

Đầu tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Phạm Văn Tam bất ngờ công bố kế hoạch thay mới Logo cùng việc nâng cấp toàn bộ nhận diện thương hiệu cho Asanzo. Đây là một nước đi rất táo bạo và có phần liều lĩnh khi hình ảnh thương hiệu của hãng điện tử Việt vốn đã quen thuộc với khách hàng.

Tuy nhiên theo người đứng đầu Asanzo thì logo cũ dù đẹp nhưng có những hạn chế nhất định về mặt thiết kế như hơi rườm rà, chưa thật sự nổi bật và khó in lên các sản phẩm có chất liệu đa dạng. Ngoài ra so với tầm vóc và vị thế của Asanzo trong hiện tại và tương lai, thiết kế cách đây 5 năm đã dần không còn phù hợp.

Thầy Hoàng Nghĩa Hiệp, Phó khoa thiết kế đồ họa Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng khi doanh nghiệp có những tham vọng mới, việc thay đổi logo và nhận diện thương hiệu là cần thiết.

Thầy Hoàng Nghĩa Hiệp đồng tình với quyết định “thay áo mới” của Asanzo

Thầy Hoàng Nghĩa Hiệp đồng tình với quyết định “thay áo mới” của Asanzo

Bản thân ông cũng từng tham gia vào quá trình thay đổi logo của một hãng bia nổi tiếng. Sau khi hình ảnh con hổ nằm truyền thống của hãng được thay thế bằng "chúa sơn lâm" vươn cao mạnh mẽ, sức lan tỏa thương hiệu cũng như doanh thu của hãng bia đã gia tăng chóng mặt.

Thay vì thuê một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp đảm nhận dự án thay áo mới cho Asanzo, CEO Phạm Văn Tam lại chọn cách khó khăn hơn là chi hàng tỷ đồng để tổ chức một cuộc thi thiết kế công khai dành cho mọi cá nhân và tổ chức trên toàn quốc. Nguyên nhân cũng xuất phát từ thói quen “Lắng nghe và thấu hiểu” người Việt của vị doanh nhân 8X.

Ông giải thích: “Tôi muốn logo phải xuất phát từ sự sáng tạo và tiếng nói của công chúng, như vậy, thương hiệu mới dễ đi vào lòng người dùng, mới tạo sự gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng. Bởi lẽ không ai hiểu người Việt bằng chính người Việt".

Diện mạo mới, mục tiêu mới, tầm vóc mới

Bắt đầu nhận bài từ ngày 11/6 và kéo dài trong hơn 2 tháng, cuộc thi thu hút gần 700 trăm tác phẩm đến từ hàng trăm tác giả ở khắp mọi miền nước, trong đó có rất nhiều bạn trẻ, những người yêu mến và tin dùng các sản phẩm của Asanzo. Có thí sinh tâm huyết gửi đến hàng chục bài dự thi với những ý tưởng hết sức độc đáo và góc nhìn thú vị.

Ông Phạm Văn Tam dành rất nhiều thời gian xem đi xem lại các bài dự thi, các phần bình chọn và ý kiến đánh giá của công chúng trên website, fanpage của cuộc thi nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn về thị hiếu, cách nhìn của người Việt về Asanzo.

“Logo của Asanzo phải do người Việt sáng tạo nên”- CEO Phạm Văn Tam

“Logo của Asanzo phải do người Việt sáng tạo nên”- CEO Phạm Văn Tam

''Có bài thi hình tượng hóa Asanzo thành biểu tượng ngọn núi, thể hiện sự vững mạnh và tầm nhìn vươn xa, có logo lại sử dụng ngôi sao, thể hiện sự gần gũi và tỏa sáng”, thầy Hoàng Nghĩa Hiệp, đại diện hội đồng giám khảo chia sẻ.

Dù cuộc thi không tìm ra giải Nhất vì các thiết kế vẫn chưa thực sự chinh phục được những tiêu chí mà tập đoàn đề ra, nhưng CEO Phạm Văn Tam cũng rất hài lòng với những gì đạt được. Đó là sự quan tâm của cộng đồng với Asanzo cũng như những đóng góp của các thí sinh cho hình ảnh đại diện của tập đoàn. Hàng trăm thí sinh, 700 bài dự thi, cùng hàng nghìn lượt bình luận, góp ý của cộng đồng về các mẫu thiết kế giúp ông và các cộng sự hiểu hơn về cách nhìn của người Việt về thương hiệu Asanzo. Sắp tới, ông cũng sẽ tổ chức các hoạt động tương tự để tìm ra thiết kế vừa thể hiện được tham vọng, tầm vóc cũng như mong mỏi người người Việt về tập đoàn.

Đề cập về tham vọng và tầm vóc, nhà sáng lập Asanzo cho biết việc làm mới logo là một phần trong chiến lược tái cấu trúc tập đoàn trong 3 năm tới. Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO), thu hút nguồn lực từ cộng đồng. Qua đó sẽ đẩy mạnh quá trình phát triển cả về quy mô, công nghệ và tầm vóc của Asanzo, đưa tập đoàn trở thành người dẫn đầu trong ngành điện tử.

Gần đây, Chủ tịch Phạm Văn Tam cũng hé lộ về kế hoạch xây dựng khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp điện tử, công nghệ và công nghiệp phụ trợ. Mục tiêu là nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm của Asanzo và sẵn sàng xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, ông Tam cũng kỳ vọng đây sẽ là cú hích giúp ngành điện tử vươn lên, xác lập một vị thế mới trong nền kinh tế nước ta nói riêng và khu vực nói chung.

 P.L

Theo NTD

largeer