Điều ít biết về trinh nữ đầm lầy, gây hại lớn nhất ở VN

Chủ nhật, 12/08/2018, 09:46 AM

Cây trinh nữ đầm lầy được ngành chuyên môn cảnh báo là loại sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm có ở Việt Nam, rất khó phòng trừ , mối đe dọa đa dạng sinh học, còn được biết với các tên mai dương, cây vuốt rồng...

Empty

Cây trinh nữ đầm lầy, hay còn gọi là cây mai dương, trinh nam, mắt mèo, trinh nữ nâu, có tên khoa học là Mimosa pigra, là một loài thực vật thuộc chi chi Trinh nữ, phân họ Trinh nữ của họ Đậu. Loài này có nguồn gốc vùng nhiệt đới Nam Mỹ, có họ hàng với cây trinh nữ mọc rất nhiều ở Việt Nam.

Empty

Loài cây này có thể mọc cao tới 2 m, mọc dày đặc ở vùng đất ẩm ướt. Thân và lá cây có nhiều gai cứng dẫn từ gốc đến ngọn, quả cây có nhiều lông ngứa. Sau 6 tháng thì ra hoa và kết quả. Mỗi lần sinh sản có thể sinh ra khoảng 9.000 hạt mới, và lan đi rất nhanh. Vì có khả năng xâm lấn mạnh, nó có thể hủy hoại các hệ sinh thái cây bụi đã có ở một nơi nào đó.

Empty

Cây trinh nữ nâu này có chứa hợp chất gây ngứa: tinh dầu thực vật Urushiol. Loại dầu này rất độc, thường bay trong không khí và đọng lại trên cây cỏ. Chỉ cần một phần tỷ của một gam (nanogram) tinh dầu này là đủ cho một người phải gãi như điên khùng. Các bác sĩ thường ví von rằng muốn làm tất cả mọi người trên trái đất phải gãi, họ chỉ cần không tới 10 gam chất dầu Urushiol.

Empty

Hiện nay, tại Thừa Thiên-Huế và một số vùng khác của Việt Nam, người ta đang cố gắng kìm hãm sự phát triển của loài cây gây hạinày, để bảo vệ cho các hệ sinh thái hiện tại.

Empty

Cây trinh nữ đầm lầy sinh trưởng nhanh, sinh sôi mạnh có thể nhanh chóng tạo thành những thảm, rừng cây bụi lớn, lấn át làm các loài cây khác không phát triển được.

Empty

Trung bình mỗi cây cho khoảng 10.000 hạt/năm. Hạt có sức sống cao, dễ nẩy mầm khi gặp đất có độ ẩm, phát tán rộng bằng nhiều con đường như gió, nguồn nước, côn trùng, chim và động vật.

Empty

Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, chỉ tính riêng diện tích đất ở các tỉnh vùng ĐBSCL bị cây mai dương xâm lấn lên đến 6.000 ha, còn các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc là trên 10.000 ha.

Empty

Đây là loài thực vật hoang dại rất nguy hiểm, ngoài mức độ gây hại, làm thiệt hại về kinh tế, tài nguyên rất lớn, mức chi phí để loại bỏ nó cũng không hề nhỏ.

Empty

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện đã có 20 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại xuất hiện ở nước ta, gây tác động lên tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, nhất là gây thiệt hại cho trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

Lưu Thoa (TH)

kienthuc.net.vn

largeer