Liên minh trừng phạt chưa đủ khiến Nga 'đau đớn'

Thứ bảy, 18/08/2018, 14:00 PM

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây không gây ra đủ sự 'đau đớn' để ép buộc Nga phải đảo ngược đường hướng.

Quá trình leo thang

Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tiếp tục sử dụng các biện pháp trừng phạt để thay thế cho ngôn ngữ ngoại giao và đối thoại trong quan hệ với Nga. Vậy mục đích của phương Tây là gì và họ đã đạt được điều mình muốn hay chưa?

Câu hỏi trên được đặt ra từ trước khi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga được công bố hồi năm 2014, tức là sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Vấn đề này càng trở nên nóng hơn trong bối cảnh tin tức về các biện pháp trừng phạt trở thành chủ đề nổi bật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mới đây nhất, ngày 15/8, Mỹ đã áp đặt trừng phạt đối với một cơ quan dịch vụ cảng biển của Nga cùng các công ty Trung Quốc vì đã giúp đỡ tàu thuyền Triều Tiên và bán thuốc lá, rượu cho Bình Nhưỡng.

2

Mỹ tiếp tục sử dụng ngôn ngữ trừng phạt với Nga

Theo Trung tâm nghiên cứu an ninh (CSS) có trụ sở tại Thụy Sĩ, các biện pháp trừng phạt có thể theo đuổi 3 mục tiêu: 1) ra tín hiệu cho thấy sự không bằng lòng với nước bị trừng phạt hoặc người dân trong nước, 2) kiềm chế những hành động hơn nữa của mục tiêu hoặc 3) ép buộc nước bị trừng phạt phải thay đổi các chính sách của họ.

Hai mục tiêu sau liên quan đến các cơ chế lấy đi của các bên tham gia chủ chốt các nguồn lực mà họ cần để tiến hành hoặc đạt được sự ủng hộ đối với chính sách được nhắm mục tiêu.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea, phương Tây cân nhắc các lựa chọn nhưng đã bỏ qua các cuộc tấn công quân sự hay hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine. Châu Âu gặp thế khó vì phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Do đó, một liên minh gồm Mỹ, EU cùng một số đồng minh đã đưa ra 2 đợt trừng phạt được nhắm mục tiêu liên quan đến Crimea vào tháng 3/2014.

Phản ứng trước những sự kiện ở Donbass, “liên minh trừng phạt” thắt chặt các biện pháp hơn nữa. Hồi tháng 4 vừa qua, Mỹ đã thắt chặt cơ chế trừng phạt với cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Những hạn chế hiện được thiết lập bao gồm các biện pháp ngoại giao, như loại Nga khỏi Nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G7). 150 cá nhân – hầu hết là các chính trị gia và quan chức của Nga và Crimea – và 38 thực thể là đối tượng bị đóng băng tài sản và cấm di chuyển. Hầu hết hoạt động kinh doanh với Crimea bị cấm.

Các biện pháp cụ thể hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận các thị trường vốn, hầu hết là các ngân hàng và công ty nhà nước của Nga.

3

Mỹ đang lợi dụng các biện pháp trừng phạt để cạnh tranh không lành mạnh với Nga trên thị trường vũ khí thế giới?

Các biện pháp trừng phạt dẫn đến thêm một lệnh cấm buôn bán vũ khí, cấm xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng, và cắt đứt quyền tiếp cận của Nga đối với các công nghệ nhạy cảm được sử dụng cho việc sản xuất và thăm dò dầu mỏ.

Theo trang phân tích của Thụy Sĩ, tổng thương mại giữa “liên minh trừng phạt” và Nga đã giảm khoảng 25%, so sánh năm 2017 với 2013. EU ước tính những phí tổn của họ là 0,25% GDP trong năm 2015, trong khi các nguồn của Nga ước tính thiệt hại của Moscow là 1% GDP thường niên trong những năm đầu tiên, và hiện là 0,5%.

Các dòng vốn chảy ra ngoài của Nga tăng gấp đôi trong năm đầu bị trừng phạt.

Tuy nhiên, những tác động này lại diễn ra trong bối cảnh giá dầu sụt giảm (từ giữa năm 2014) và giá trị đồng ruble Nga giảm hơn 40% kể từ khi sáp nhập Crimea. Sự mất giá này thúc đẩy việc thay thế mặt hàng nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu của Nga, và do đó có vai trò như là một tác nhân tạo ổn định tự động.

Các biện pháp trừng phạt về công nghệ và tài chính được thiết kế để có các tác động dài hạn. Các công ty Nga phải trì hoãn một vài dự án liên quan đến năng lượng như thăm dò một số mỏ khí vùng Bắc Cực.

Những hạn chế về ngân sách và công nghệ đã tác động đến công cuộc hiện đại hóa quân đội Nga, chẳng hạn như việc mở rộng hạm đội hải quân đầy tham vọng.

Theo Đất Việt

largeer