Người Hàn Quốc ăn Tết Âm lịch như thế nào?

Thứ bảy, 17/02/2018, 10:26 AM

Ở Hàn Quốc, công nghệ cũng đang dần thay đổi các phong tục đầu năm mới của người dân nước này.

Biểu diễn đầu năm mới tại Hàn Quốc - Ảnh: Korean Times

Biểu diễn đầu năm mới tại Hàn Quốc - Ảnh: Korean Times

Những ai đến Hàn Quốc trong đợt này có thể cảm thấy ngạc nhiên khi mà có nhiều cửa hàng đóng cửa trong cả hai ngày thứ Năm và thứ Sáu. Ngày thứ Sáu là ngày Tết Âm lịch, một ngày nghỉ của toàn đất nước Hàn Quốc. 

Những vận động viên Hàn Quốc đang thi đấu trong thế vận hội mùa đông tại Pyeongchang cùng nhau mừng Tết âm lịch tại một khu vực trong khu thi đấu.

Tại Hàn Quốc, dịp Tết Âm lịch là khi các thành viên trong gia đình cùng tụ họp, quây quần bên nhau. Thường họ sẽ cùng tập trung ở nhà của người họ hàng tuổi cao nhất hoặc các nhà sẽ luân phiên nhau tổ chức tiệc qua các năm. Họ cùng nấu ăn với nhau, ngồi ăn và chia sẻ những câu chuyện vui vẻ của cả năm vừa qua. 

Ảnh: ABC News 

Ảnh: ABC News 

Họ cùng nhau nấu rất nhiều món truyền thống Hàn Quốc, và sau khi ăn xong tráng miệng bằng kẹo hoặc hoa quả. 

Phong tục đón năm mới của người Hàn Quốc có thể khác nhau tại mỗi tỉnh thành, hoặc thậm chí các gia đình cũng khác nhau. Nhiều gia đình không muốn tụ họp quá đông đúc nên đã tự giảm quy mô xuống thành chỉ còn là các buổi gặp gỡ của gia đình. 

Một món không thể thiếu trong các dịp năm mới của người Hàn Quốc chính là món súp bánh gạo (Tteokguk). Được chế biến đơn giản với nước canh và bánh gạo thái mỏng, đi kèm với thịt bò và rau, Tteokguk là món ăn mang lại may mắn và đánh dấu một năm qua đi với người dân xứ sở kim chi.  

Món súp bánh gạo Hàn Quốc - Ảnh: ABC News

Món súp bánh gạo Hàn Quốc - Ảnh: ABC News

Người ta có nhiều giai thoại xung quanh món súp bánh này. Nhiều người cho rằng hình của chiếc bánh gạo giống như hình đồng xu và việc ăn chiếc bánh này hứa hẹn mang đến một năm may mắn. Nhiều người lại cho rằng chỉ cần ăn một bát súp bánh gạo này vào dịp năm mới, người ăn sẽ trở nên trưởng thành hơn. 

Ngoài ra phải kể đến món Galbijjim, đây là món hầm với nguyên liệu chính là galbi. Trong tiếng Việt món được gọi với cái tên là sườn ướp nước sốt. 

Thịt được sử dụng chủ yếu là thịt bò hoặc thịt lợn. Hai loại thịt này được thái và ướp với nước tương, dầu vừng, tiêu, đường rồi cho vào nồi hầm cho đến khi thịt mềm và có mùi thơm. 

Trẻ em Hàn Quốc trông đợi nhất đến thời điểm sau khi bữa ăn kết thúc. Những người trẻ sẽ cùng cúi chào người lớn. Người lớn nói với những người trẻ tuổi nhiều lời khuyên răn cho năm mới và mừng tuổi cho người trẻ. Tục lệ này đã có tại Hàn Quốc hơn 100 năm nay.  

Trẻ em Hàn Quốc cúi chào người lớn trong năm mới - Ảnh: South Korean World

Trẻ em Hàn Quốc cúi chào người lớn trong năm mới - Ảnh: South Korean World

Và công nghệ cũng đang dần thay đổi phong tục của người Hàn Quốc, trước đây, nhiều bậc cha mẹ mừng tuổi cho con cái và rồi con cái lấy tiền đó mua sách, bút đi học. Giờ đây, nhiều người đang lì xì điện tử cho con cái họ, chính vì vậy cũng chẳng cần phải mua phong bao giấy làm gì nữa.

Trong các buổi gặp mặt họ hàng nhân ngày lễ, để giúp cho những người họ hàng lâu ngày mới gặp nhau có thể nói chuyện được với nhau, người Hàn Quốc thường tổ chức một số trò chơi nhỏ.

Có thể kể đến trò YutNori đã phổ biến tại Hàn Quốc suốt từ đầu thế kỷ 20. Ai cũng có thể tham gia chơi trò chơi này. Ngoài ra, nhiều người Hàn Quốc cũng chơi thả diều. Họ thả lên trời những con diều trên đó viết nhiều điều ước cho năm mới.

Trung Mến

Theo Bizlive

largeer