Những hình ảnh thú vị về nước Nga, chủ nhà World Cup 2018

Thứ ba, 26/06/2018, 21:00 PM

World Cup 2018 đang diễn ra sôi động tại Nga. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả những hình ảnh thú vị về quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới này.

Nga là quốc gia rộng nhất thế giới, sở hữu tới 11 múi giờ. Lịch sử và văn hóa của Nga rất hoành tráng. Nga cũng là quê hương của một trong những hãng rượu nổi tiếng nhất thế giới: rượu Vodka. Quốc gia có diện tích lớn hơn cả Diêm vương tinh này chứa đựng rất nhiều điều thú vị.

Empty

Đàn ông bị hao hụt

Năm 2014, Ủy ban thống kê nhà nước Nga đã công bố thống kê số phụ nữ Nga nhiều hơn đàn ông là 10,5 triệu người. Thống kê cũng chỉ ra rằng, hằng năm, số bé gái được sinh ra nhiều hơn bé trai ở Nga. Lúc đầu, số lượng nam và nữ ở Nga là khá cân bằng. Tuy nhiên, sau đó, đàn ông ở Nga hao hụt dần vì stress, vấn nạn rượu bia và tai nạn giao thông.

Empty

Thể thao ở Nga

Thể thao đóng vai trò rất quan trọng ở Nga, nhất là các môn thể thao đối kháng. Những tay vợt chuyên nghiệp như Maria Sharapova, Anna Kournikova đã trở thành những ngôi sao đẳng cấp thế giới, VĐV hockey trên băng Sergei Fedorov có tầm ảnh hưởng rất lớn, vận động viên nhảy sào Darya Klishina rất vĩ đại, vận đông viên chạy vượt rào Yelena Isinbayeva từng 2 lần giành HCV Thế vận hội và 3 lần vô địch thế giới. Ở các sự kiện thể thao thế giới, Nga luôn là một trong những quốc gia thâu tóm các huy chương vàng.

Empty

Môn thể hình

Môn thể hình và cử tạ là những môn thể thao phổ biến ở Nga, cả ở nam lẫn ở nữ. Một trong những VĐV nổi tiếng nhất là Nadezhda Alexandrovna Yevstyukhina, người từng giành HCV tại giải vô địch thể hình thế giới ở tuổi 17 và VĐV cử tạ Maryana Naumova, nhà vô địch cử tạ trẻ nhất thế giới trong lịch sử.

Empty

Thị trường Pepsi

Trong cuộc gặp giữa Phó tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vào năm 1959, hai chính trị gia dù có những quan điểm khác nhau nhưng cùng sử dụng Pepsi. Pepsi là đồ uống thông dụng ở Nga trong khi ở Mỹ, Coca được sử dụng nhiều nhất. Hiện tại, Nga là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của Pepsi.

Empty

Nữ chính trị gia

Nga bị coi là quốc gia bảo thủ nhưng vẫn có một số nữ chính trị gia đóng vai trò rất quan trọng ở đất nước này. Một trong số đó là nữ chính trị gia sinh tại Ukraine là bà Natalia Poklonskaya. Cựu công tố viên Ukraine hiện đang là nghị sỹ của Viện Duma quốc gia Nga.

Empty

Những cuộc thi sắc đẹp

Được đại diện cho Nga tham gia các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu thế giới, Hoa hậu hoàn vũ là ước mơ của rất nhiều các cô gái Nga. Rất nhiều cô gái Nga được giới thiệu ra thế giới và họ làm rất nhiều ngành nghề: kỹ sư năng lượng, cảnh sát, sinh viên kinh tế…

Empty

Thuế râu

Một trong những điều kỳ quái ở Nga là việc đánh thuế râu. Năm 1698, Sa hoàng Peter đệ Nhất đã tiến hành đánh thuế râu với mục đích để đàn ông Nga trông giống đàn ông phương Tây hơn. Đàn ông Nga phải nộp thuế nếu như họ nuôi râu mà nếu không thực hiện nghĩa vụ này, cảnh sát sẽ cạo râu họ ngay tại nơi công cộng.

pdyxvn8i7hnhctv9

Thành phố bí mật

Trên khắp đất nước Nga, có một số thành phố bí mật mà không phải ai cũng biết. Những thành phố này không xuất hiện trên bản đồ và địa điểm này bị cấm viếng thăm. Một số thành phố này từng là nơi phục vụ ngành hóa chất và quân sự. Những thành phố này có tên là ZATO, có nghĩa là Vùng lãnh thổ hành chính bị đóng.

ebzxvvn0miodt0vp

Những phi hành gia bị thiệt mạng

Trong thời gian diễn ra chiến tranh lạnh, Nga và Mỹ chạy đua với nhau trên rất nhiều lĩnh vực rất khốc liệt. Cả hai quốc gia đều muốn giành chiến thắng, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia đầu tiên đưa con người vào vũ trụ. Năm 1959, Nga phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào vũ trụ: Sputnik và đến năm 1961, Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Nhưng trước khi có được thành công ấy, rất nhiều phi hành gia của Nga đã bị thiệt mạng khi Nga thực hiện các chuyến bay thử nghiệm và mọi thông tin, chỉ số liên quan đến những phi hành gia này đều bị xóa sạch.

Empty

Ngôn ngữ

Tiếng Nga được hơn 260 triệu người sử dụng nhưng có một điều khá kỳ lạ là trong tiếng Nga không có quán từ (giống như “the” và “a” trong tiếng Anh). Hiện tại, tiếng Nga là ngôn ngữ có số người bản địa sử dụng nhiều nhất và đứng thứ 8 trong danh sách các ngôn ngữ thông dụng trên thế giới.

4

Quảng trường Đỏ

Quảng trường Đỏ, tiếng Nga gọi là Krasnaya, là địa danh nổi tiếng ở thủ đô Moscow và từ “Đỏ” không liên quan đến chủ nghĩa Cộng sản Nga. Từ Krasnaya trong tiếng Nga là xinh đẹp và mục đích ban đầu xây dựng Quảng trường Đỏ là để phục vụ thương mại, giao thương. Quảng trường Đỏ nằm giữa điện Kremlin và ngã tư thương mại nổi tiếng Kitai-gorod. Cả Quảng trường Đỏ lẫn điện Kremlin đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1990.

Empty

Mùa đông nước Nga

Mùa đông nước Nga rất lạnh và khắc nghiệt, nhưng mùa đông nước Nga cũng đã nhiều lần cứu quốc gia này trong lịch sử. Quân đội của hoàng đế nước Pháp, Napoleon đã bị gục ngã bởi mùa đông nước Nga. Trong thế chiến thứ 2, quân đội của Hitler cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Cái giá lạnh của mùa đông nước Nga khiến rất nhiều người bị thương. Năm 2010, chỉ tính riêng thành phố St. Petersburg, đã có hơn 150 người bị thương vì lạnh.

Empty

Tượng thỏ rừng

Đảo Thỏ rừng nằm ở phía bắc bờ sông Neva, là quê hương của pháo đài Thánh Phêrô và Phaolô. Vào thế kỷ 18 và 19, nơi đây là vùng bùn lầy và là nơi sinh sống của rất nhiều động vật, nhất là thỏ rừng. Có một câu chuyện truyền thuyết rằng, để sống sót trong khu đầm lầy đó, thỏ rừng đã phải leo lên chiếc ủng của thánh Phêrô và tên đảo Thỏ rừng ra đời từ truyền thuyết đó. Ngày nay, người ta cho dựng một bức tượng thỏ rừng ngay cạnh cây cầy nối giữa đảo và pháo đài Thánh Phêrô và Phaolô để kỷ niệm sự tích này.

Empty

Căn phòng hổ phách nổi tiếng

Căn phòng hổ phách là quà của vua nước Phổ là Friedrich Wilhelm I tặng cho Nga hoàng Pyotr I trong năm 1716. Căn phòng này được kiến trúc sư và nhà điêu khắc Andreas Schlüter phác thảo. Từ năm 1701 cho đến năm 1709 căn phòng này được các thợ cả về hổ phách là Gottfried Wolffram, Ernst Schacht và Gottfried Turau làm tại Danzig (thành phố Gdansk ngày nay của Ba Lan) và Königsberg (thành phố Kaliningrad ngày nay của Nga), sau đó được lắp đặt trong lâu đài Charlottenburg (Đức). Tường của căn phòng 55 mét vuông này được dát toàn bộ bằng hổ phách (nặng 6 tấn) và cũng còn được gọi là "kỳ quan thứ tám của thế giới".

Căn phòng hổ phách bị Đức Quốc xã cướp đi trong Chiến tranh thế giới thứ hai và biến mất sau đó. Số phận của căn phòng hổ phách cho tới nay vẫn còn là một bí mật và việc tìm kiếm căn phòng này là một trong những công cuộc tìm kiếm kho báu lớn nhất thế giới.

Bắt đầu từ năm 1979 các chuyên gia người Nga bắt đầu tái thiết căn phòng hổ phách chủ yếu dựa trên các tấm ảnh đen trắng và một tấm ảnh màu duy nhất còn lại. Năm 1997 do thiếu kinh phí nên việc tái thiết tạm dừng. Vào năm 1999 nhờ vào số tiền tài trợ 3,5 triệu USD của Ruhrgas AG (công ty cổ phần Ruhrgas - Đức) việc tái thiết căn phòng hổ phách được kết thúc. Trong khuôn khổ kỷ niệm 300 năm của thành phố Sankt-Peterburg Vladimir Putin và Gerhard Schröder đã khánh thành căn phòng hổ phách mới này.

Empty

Thế Anh - Liên Nguyễn

Theo NTD

largeer