Nữ công nhân làm việc, ăn ở ra sao tại Samsung Việt Nam?

Thứ sáu, 24/11/2017, 16:15 PM

Những hình ảnh ghi lại điều kiện làm việc, ăn ở thực tế của những nữ công nhân đang làm việc, sinh sống tại nhà máy của Samsung tại Việt Nam.

Công ty Samsung điện tử Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Công ty Samsung điện tử Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Tổ chức phi chính phủ Thụy Điển IPEN phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED), vừa có báo cáo về điều kiện làm việc của nữ công nhân ở các nhà máy điện tử của Samsung tại Việt Nam.

Theo báo cáo này, IPEN và CGFED đã phỏng vấn 45 lao động nữ làm việc tại 2 nhà máy điện tử lớn của Samsung ở tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Báo cáo cho biết lao động nữ thông báo tình trạng làm việc kiệt quệ bao gồm làm xen ca cả ngày lẫn đêm trong thời gian lên tới 4 ngày; đứng liên tục trong suốt 8-12 giờ làm việc; làm việc trong môi trường tiếng ồn vượt quá giới hạn luật lao động cho phép. Lao động có thai cũng phải đứng trong suốt thời gian làm việc nhưng được nghỉ giải lao.

Nghiêm trọng hơn, báo cáo của IPEN và CGFED cho biết lao động nữ gặp một loạt những ảnh hưởng về sức khỏe khi đều cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu tại nơi làm việc; sẩy thai hay những biểu hiện khác như giảm thị lực, chảy máu mũi, đau bụng, xương và khớp.

Chiều 23-11, Samsung Việt Nam đã gửi đến Báo Người Lao Động nội dung bản "tuyên bố" phản hồi chính thức của doanh nghiệp này đối với báo cáo của IPEN và CGFED về điều kiện làm việc tại các nhà máy của Samsung ở Việt Nam.

Trong bản tuyên bố, Samsung Việt Nam nhấn mạnh lấy làm tiếc về việc CGFED hợp tác cùng IPEN, tiến hành nghiên cứu điều tra nhưng "không hề đến thăm nhà máy Samsung điện tử Việt Nam hay xác minh lại lập trường quan điểm của công ty mà chỉ đơn phương đưa ra bản báo cáo về những nội dung không hề có căn cứ sát thực".

Samsung Điện tử Việt Nam (SEV, SEVT) với hơn 100 ngàn lao động đang làm việc tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh, sản xuất khoảng 180 triệu chiếc điện thoại và máy tính bảng mỗi năm xuất khẩu đi khoảng 120 quốc gia trên toàn thế giới, chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Samsung Việt Nam cho biết tùy theo tính chất của công việc và từng công đoạn mà nhân viên phải thực hiện các thao tác đứng hoặc ngồi.

Những hình ảnh dưới đây phản ánh phần nào về môi trường làm việc, ăn, ở của những nữ công nhân tại các nhà máy của Samsung ở Việt Nam:

Tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, SEV xây dựng khu nhà ở cho nữ công nhân khá khang trang với sức chứa hơn 2000 người. Ảnh: Huy Thanh

Tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, SEV xây dựng khu nhà ở cho nữ công nhân khá khang trang với sức chứa hơn 2000 người. Ảnh: Huy Thanh

Tại khu ký túc xá dành cho nữ công nhân của SEV, mỗi phòng sẽ có 5 nữ công nhân ở. Mỗi tháng mỗi nữ công nhân đóng 50.000 đồn.- Ảnh: Huy Thanh

Tại khu ký túc xá dành cho nữ công nhân của SEV, mỗi phòng sẽ có 5 nữ công nhân ở. Mỗi tháng mỗi nữ công nhân đóng 50.000 đồn.- Ảnh: Huy Thanh

Phòng tập luyện thể thao của công nhân - Ảnh: Huy Thanh

Phòng tập luyện thể thao của công nhân - Ảnh: Huy Thanh

Công nhân trong kí túc xá sẽ được sử dụng miễn phí các phòng tập thể thao, phòng trang điểm, thư viện, các câu lạc bộ giải trí... Mua hàng ở siêu thị trong ký túc xá sẽ được giảm giá từ 5%-10% so với giá bán bên ngoài thị trường - Ảnh: Huy Thanh

Công nhân trong kí túc xá sẽ được sử dụng miễn phí các phòng tập thể thao, phòng trang điểm, thư viện, các câu lạc bộ giải trí... Mua hàng ở siêu thị trong ký túc xá sẽ được giảm giá từ 5%-10% so với giá bán bên ngoài thị trường - Ảnh: Huy Thanh

Phòng đọc sách, báo dành cho công nhân sinh sống trong khu kí túc xá SEV - Ảnh: Văn Duẩn

Phòng đọc sách, báo dành cho công nhân sinh sống trong khu kí túc xá SEV - Ảnh: Văn Duẩn

Thợ thi công đang hoàn thiện các phòng giải trí, tập thể thao cho công nhân ở kí túc xá - Ảnh: Huy Thanh

Thợ thi công đang hoàn thiện các phòng giải trí, tập thể thao cho công nhân ở kí túc xá - Ảnh: Huy Thanh

Empty
Phòng trang điểm dành cho công nhân - Ảnh: Huy Thanh

Phòng trang điểm dành cho công nhân - Ảnh: Huy Thanh

Bên trong phòng ở của nữ công nhân được trang bị điều hòa - Ảnh: Huy Thanh

Bên trong phòng ở của nữ công nhân được trang bị điều hòa - Ảnh: Huy Thanh

Hành lang ở kí túc xá SEV dành cho nữ công nhân - Ảnh: Huy Thanh.

Hành lang ở kí túc xá SEV dành cho nữ công nhân - Ảnh: Huy Thanh.

Võ Thị Thơ - 21 tuổi, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, hiện đang làm việc tại Samsung điện tử Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được 3 năm nay với thu nhập bình quân hơn 8 triệu đồng/tháng. Thơ cho biết được Samsung ký hợp đồng và mỗi bên đều được giữ một bản. Hiện Thơ đang ở trong khu ký túc xá của công ty nhưng chỉ đóng 50.000 đồng/tháng. Ký túc xá của công ty rất khang trang, sạch sẽ và nhiều tiện nghi. Công nhân được sử dụng miễn phí các phòng tập thể thao, phòng trang điểm, thư viện, các câu lạc bộ giải trí... Mua hàng ở siêu thị trong ký túc xá được giảm giá từ 5%-10%. Thơ cho biết mình hài lòng với thu nhập và môi trường làm việc tại đây- Ảnh: Huy Thanh

Võ Thị Thơ - 21 tuổi, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, hiện đang làm việc tại Samsung điện tử Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được 3 năm nay với thu nhập bình quân hơn 8 triệu đồng/tháng. Thơ cho biết được Samsung ký hợp đồng và mỗi bên đều được giữ một bản. Hiện Thơ đang ở trong khu ký túc xá của công ty nhưng chỉ đóng 50.000 đồng/tháng. Ký túc xá của công ty rất khang trang, sạch sẽ và nhiều tiện nghi. Công nhân được sử dụng miễn phí các phòng tập thể thao, phòng trang điểm, thư viện, các câu lạc bộ giải trí... Mua hàng ở siêu thị trong ký túc xá được giảm giá từ 5%-10%. Thơ cho biết mình hài lòng với thu nhập và môi trường làm việc tại đây- Ảnh: Huy Thanh

Theo công nhân Lý Thị Phượng, quê Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đồ ăn do công ty phục vụ khá ngon với 2 món chính, 2 món phụ và có trái cây tráng miệng. Công nhân được nghỉ 1 giờ đồng hồ để ăn cơm - Ảnh: SSVN

Theo công nhân Lý Thị Phượng, quê Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đồ ăn do công ty phục vụ khá ngon với 2 món chính, 2 món phụ và có trái cây tráng miệng. Công nhân được nghỉ 1 giờ đồng hồ để ăn cơm - Ảnh: SSVN

Theo Văn Duẩn - Huy Thanh - NLĐ

largeer