Quả hồng và những đại kỵ gây ra hậu quả khôn lường

Thứ hai, 30/10/2017, 13:50 PM

Quả hồng không thể ăn cùng một số thực phẩm như thịt ngỗng, trứng, canh cua hay khoai lang... hay ăn lúc đói.

Ăn lúc đói

Ăn hồng lúc đói có thể gây ra sỏi thận do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin. Khi dạ dày không có thức ăn, quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày, hình thành sỏi. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu...

Ăn sau khi ăn trứng

Hồng và trứng đều là những loại thực phẩm lành tính nhưng khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên hậu quả không lường - là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, nôn mửa, nguy hiểm tới sức khoẻ.

Ăn với khoai lang

Khoai lang chứa nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa, hình thành sỏi không hòa tan. Chúng vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày.

Ăn cùng canh cua

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Thậm chí nó còn có thể tạo thành sỏi, gây tắc nghẽn trong đường tiêu hoá.

Ăn cùng thịt ngỗng

Đây là sự kết hợp rất nguy hiểm, bạn cần tuyệt đối tránh. Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Bị tiểu đường, tiêu hóa kém

Ăn hồng có thể thể khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là rất có hại. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn. Điều này cũng tương tự với những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu.

Ăn hồng khi uống rượu

Hồng tính hàn, còn rượu tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

Theo Ngôi sao/NLĐ

Tiến Huy
Từ khóa:

largeer