Rao bán tiền giả tiếp tục “tung hoành” trên Facebook

Thứ tư, 04/07/2018, 17:06 PM

Trên mạng xã hội Facebook gần đây tình trạng trao đổi mua bán lưu hành tiền giả lại tiếp tục xuất hiện rầm rộ trở lại. Các đối tượng buôn bán tiền giả sử dụng các tài khoản Facebook dưới dạng trang cá nhân và rao bán hiên ngang các loại tiền giả có mệnh giá từ 200.000 đồng – 500.000 đồng.

Bán tiền giả công khai trên Facebook.

Bán tiền giả công khai trên Facebook.

Tiền giả rao bán “công khai”

Trước đây, tình trạng rao bán trao đổi tiền giả trên mạng Facebook đã từng có một thời gian hoạt động rầm rộ dưới hình thức trao đổi tiền giả theo tỉ lệ 1:10 (tức là 1 triệu đồng tiền thật sẽ đổi được 10 triệu đồng tiền giả) nhưng thực chất các đối tượng lại lừa đảo tiền cọc của những người mua qua thẻ cào hoặc là khi giao dịch tiền thực chất chỉ là tiền giấy âm phủ… Đứng trước tình hình này, lực lượng chức năng đã nhiều lần vào cuộc và triết phá được nhiều đường dây lừa đảo lưu hành tiền giả này.

Tiền

Tiền "giả" đổi tiền "thật".

Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây nhất là kể từ khi World Cup bắt đầu khởi tranh, tình trạng trao đổi rao bán tiền giả trên Facebook đã bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện và tiếp tục hiên ngang hoạt động trở lại qua hình thức fanpage và các tài khoản cá nhân.

Hiện nay, chỉ với vài từ khóa đơn giản trên Facebook ở mục tìm kiếm người dùng sẽ rất dễ dàng tìm thấy rất nhiều trang và tài khoản cá nhân đang kinh doanh tiền giả ở chế độ công khai. Các tài khoản này thường mang danh đại diện của các cô gái hotgirl xinh đẹp hoặc các chàng trai body lực lưỡng, xăm trổ… cũng có những trang Fanpage công khai rao bán dưới các tên như: Đổi Tiền Giả, Mua bán tiền giả, Tiền giả chất lượng… Một điểm chung của những đối tượng kinh doanh này là sử dụng những câu slogan như: uy tín tạo niềm tin, uy tín tạo thành công, tiền giả chất lượng…

Những đối tượng sử dụng Facebbok để kinh doanh trao đổi tiền giả hoạt động một cách hiên ngang và bất chấp. Tiền giả thường có mệnh giá từ 100.000, 200.000 và phổ biến 500.000 đồng. Chúng thường xuyên cập nhật các dòng trạng thái quảng cáo để tìm kiếm khách hàng và thực hiện hành vi trao đổi tiền giả để lấy tiền thật với các tỉ lệ như 1:10 hay 1:12…

Trong các bài viết quảng cáo trên trang cá nhân của những đối tượng kinh doanh này thường khẳng định về chất lượng của những loại tiền này là “hàng uy tín – chất lượng” và “giống thật 98%’ để lôi kéo khách hàng có lòng tham. Thậm chí có Facebooker còn livestream để quảng cáo, bán tiền giả trên Facebook. Ngoài ra, các đối tượng này còn có những gợi ý nơi sử dụng loại tiền này cho người mua.

Nhộn nhịp kẻ bán người mua

Mặc dù đây là một hình thức kinh doanh mặt hàng được xem “hàng cấm”  là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên theo khảo sát của PV qua các trang buôn bán tiền giả thì số lượng người mua và tham gia trao đổi các loại tiền này diễn ra rất nhộn nhịp và tràn lan dưới hình thức comment và inbox riêng tư.

Khi thực hiện đúng theo các yêu cầu phù hợp với giao kèo từ phia những người buôn bán tiền giả đưa ra trên trang ca nhân, giao dịch sẽ được diễn ra theo các hình thức giao hàng nhanh. Ở phần bình luận phản hồi bài viết cũng có nhiều tài khoản thể hiện thái độ hài lòng về dịch vụ nay.

hình thức bán tiền giả ngày càng công khai.

hình thức bán tiền giả ngày càng công khai.

Tuy nhiên, cũng đã có nhiều trường hợp những người bị hại tố cáo những nhóm người sử dụng mạng xã hội để rao bán trao đổi tiền giả này là lừa đảo nhằm dụ dỗ những người có lòng tham để lấy tiền đặt cọc hoặc để chiếm đoạt tài sản khi tiền được giao thường không đúng như bài viết quảng cáo mà chỉ là tiền giấy âm phủ...

Anh N.T.Trí (ngụ quận 9) là một sinh viên đứng trước tình trạng tiền giả được hiên ngang rao bán tràn lan trên Facebook đã bức xúc chia sẻ: “ Tôi cảm thấy đây là một hình thức kinh doanh mua bán mà cả người bán và người mua đều là những người đáng lên án và không có nhân đạo. Vì trên thực tề, nếu những loại tiền giả này được lưu thông vào thị trường sẽ gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho xã hôi. Nhất là nếu những người nghèo khổ như bán vé số, hay sinh viên vô tình bị gặp phải những loại tiền giả này mà không biết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.”

Nạn mua bán tiền giả trên Facebook diễn ra từ nhiều năm nay, đã có nhiều bài phản ánh, cơ quan công an cũng đã vào cuộc điều tra và triệt phá một số vụ án mua bán tiền giả qua mạng, tuy nhiên tình trạng này không hề giảm xuống mà vẫn diễn ra công khai, khó khăn trong việc sử lý và quán triệt. Bởi vì, trên thực tế các tài khoản cá nhân này đa phần là tài khoản ảo và không cung cấp đầy đủ thông tin người dùng.

Theo Điều 180 Bộ luật hình sự đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả như sau:

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ 3-7 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mua bán, sử dụng tiền giả là hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cho nền kinh tế tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ và làm mất giá trị của đồng tiền thật.

Mỹ Triều

Theo NTD

largeer