"Sếp" ngân hàng không được kiêm nhiệm "sếp" DN, nhiều CEO sẽ phải ra đi

Thứ ba, 21/11/2017, 14:34 PM

Sau khi quy định "sếp" ngân hàng không được kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp khác được áp dụng, nhiều CEO buộc phải "hy sinh" một trong hai vị trí của mình ở các DN bên ngoài ngành.

Chiều 20/11, với 88,80% số Đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Một trong những quy định của Luật sửa đổi chính là sếp ngân hàng không được kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp khác.

Cụ thể, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng.

Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

A7BA151D-0CC1-43B9-A9AE-03DF7FFEBDFC-25746-0000122589700612

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, rất nhiều đại gia như bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Seabank,.... sẽ buộc phải "hy sinh" một trong hai chức vụ quan trọng. Hoặc họ chọn làm sếp ngân hàng hoặc họ chọn làm sếp doanh nghiệp. 

Mặc dù kín tiếng nhưng bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeAbank) được đánh giá là một trong những tỷ phú đô la ít ỏi của Việt Nam nếu các cổ phiếu bà nắm giữ đồng loạt niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Và một trong những đơn vị mà bà Nga có quyền chi phối lớn là công ty cổ phần Tập đoàn BRG. Ở công ty bất động sản này, bà Nga cũng nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Nổi tiếng cùng thời với bầu Đức, bầu Long, ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) được biết đến nhiều với tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Đồng Tâm (DTGG). Đồng Tâm đã rót rất nhiều ngân sách cho câu lạc bộ Đồng Tâm Long An.

Hiện tại, bầu Thắng đã vắng bóng bên lề sân cỏ nhưng ông lại bước sang lĩnh vực ngân hàng. Mấy năm trước, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long. Tại ngân hàng này, bầu Thắng không nắm giữ cổ phần nhưng con trai ông lại là cổ đông khá lớn.

Mới đây, việc ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Gami trở lại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB) và nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị NCB nhận được sự chú ý từ dư luận. Ông Dũng không chỉ nắm giữ chức vụ cao nhất tại NCB mà còn lại Chủ tịch Gami Group, đại lý ủy quyền cho các hãng ô tô nổi tiếng như Mercedez Benz, Mitsubishi, GM, Ford,...

Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) không phải là cái tên quá nổi bật trong giới ngân hàng. Vì vậy, có lẽ cũng ít người biết ngoài ngân hàng, ông Vũ còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên  Công ty TNHH Mareven Food Holdings.

Ông Hồ Hùng Anh, người từng đứng trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam nhờ cổ phiếu MNS của công ty cổ phần tập đoàn Masan là Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Ngoài ra, ông Hồ Hùng Anh còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan.

Trong khi đó, bà Thái Hương nổi tiếng ở cả 2 chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Sữa TH (THMILK) và Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.

Theo Bảo Linh-NTD

largeer