Sự thật về cầu đi bộ vượt đường sắt gây xôn xao dư luận

Thứ năm, 21/06/2018, 05:58 AM

Để xóa "điểm đen" ở đường ngang, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng một cầu bộ hành vượt đường sắt.

Cầu đi bộ vượt đường sắt ở Tx.Bỉm Sơn gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng xã hội facebook trong thời gian vừa qua

Cầu đi bộ vượt đường sắt ở Tx.Bỉm Sơn gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng xã hội facebook trong thời gian vừa qua

Mới đây, trên mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh một chiếc cầu đi bộ vượt đường sắt nằm trên địa bàn Tx. Bỉm Sơn (Thanh Hóa) với nhiều bình luận trái chiều cho rằng việc xây dựng không hợp lý, lãng phí, gây phản cảm. 

PV Báo Giao thông đã tìm hiểu, được biết công trình này đã được Bộ GTVT chấp thuận và giao cho Sở GTVT Thanh Hóa làm đầu tư. Theo đó, cầu đi bộ vượt qua đường sắt Bắc - Nam được xây dựng tại Km 143+250 lý trình đường sắt, Km 293+200 lý trình QL1A trên địa bàn Tx. Bỉm Sơn.

Cầu được thiết kế với hai hệ cầu thang từ lối đi dân sinh sang QL1A. Chiếc cầu vừa mới xây dựng từ đầu năm 2018 và đang trong quá trình hoàn thiện, lắp đặt lan can. 

Chiếc cầu vừa mới xây dựng từ đầu năm 2018 và đang trong quá trình hoàn thiện, lắp đặt lan can

Chiếc cầu vừa mới xây dựng từ đầu năm 2018 và đang trong quá trình hoàn thiện, lắp đặt lan can

Giải thích câu hỏi vì sao phải xây cầu vượt khi hiện nay người dân vẫn có thể đi lại bình thường qua điểm giao cắt với đường sắt này, ông  Nguyễn Thanh Tâm, Phó giám đốc Công ty CP Đường sắt Thanh Hóa cho biết, vị trí xây dựng cầu vượt cạnh đường ngang (có gác chắn) đi vào khu dân cư đông đúc.

Tới đây, khi cầu vượt đường sắt dành cho xe cơ giới hoàn thành, ngành Đường sắt sẽ đóng đường ngang này để đảm bảo ATGT.  Lúc đó, người đi bộ ra, vào khu dân cư buộc phải đi qua cầu vượt.

Ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty CP đường sắt Thanh Hóa cho biết: Hiện, toàn tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm lối đi dân sinh. Trong những năm qua, chúng tôi đã xây dựng nhiều giải pháp như lắp chắn tự động, bổ sung các hạng mục, bố trí người chốt gác chắn để góp phần xóa bỏ các “điểm đen” từ lối đi dân sinh. Qua khảo sát thực tế, việc tuân thủ tín hiệu đường sắt đối với người tham gia giao thông còn rất hạn chế mặc dù có đèn tín hiệu nhưng người điều khiển phương tiện vẫn cố tình vượt qua…

"Việc xây dựng cầu bộ hành vượt qua đường sắt ở Tx. Bỉm Sơn để đóng đường ngang là giải pháp tối ưu khi mà lưu lượng phương tiện qua khu vực này rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đường sắt", ông Khánh khẳng định.

Ông Lê Bá Hùng - Phó giám đốc Ban QLDA1, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết: Ngay sau khi xây cầu vượt tuyến QL1A qua Tx. Bỉm Sơn, nhiều ý kiến của nhân dân phản ánh về việc đi lại qua đường sắt Bắc - Nam tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT nên Sở GTVT đã có văn bản gửi Bộ GTVT xin điều chỉnh đóng đường ngang giao cắt đường sắt Bắc - Nam và tiến hành xây cầu bộ hành cho nhân dân.

Theo đó, các phương tiện qua lại từ đường ngang ra QL1A sẽ đi qua cầu vượt (cách điểm đóng đường ngang 100m về phía Nam), còn người đi bộ sẽ đi bằng cầu bộ hành vượt đường sắt. Cầu bộ hành được xây dựng từ đầu năm 2018 với số tiền đầu tư khoảng 2 tỷ đồng.

Cầu đi bộ vượt đường sắt ở Tx.Bỉm Sơn gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng xã hội facebook trong thời gian vừa quaMới đây, trên mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh một chiếc cầu đi bộ vượt đường sắt nằm trên địa bàn Tx. Bỉm Sơn (Thanh Hóa) với nhiều bình luận trái chiều cho rằng việc xây dựng không hợp lý, lãng phí, gây phản cảm. 

PV Báo Giao thông đã tìm hiểu, được biết công trình này đã được Bộ GTVT chấp thuận và giao cho Sở GTVT Thanh Hóa làm đầu tư. Theo đó, cầu đi bộ vượt qua đường sắt Bắc - Nam được xây dựng tại Km 143+250 lý trình đường sắt, Km 293+200 lý trình QL1A trên địa bàn Tx. Bỉm Sơn.

Cầu được thiết kế với hai hệ cầu thang từ lối đi dân sinh sang QL1A. Chiếc cầu vừa mới xây dựng từ đầu năm 2018 và đang trong quá trình hoàn thiện, lắp đặt lan can. 

Chiếc cầu vừa mới xây dựng từ đầu năm 2018 và đang trong quá trình hoàn thiện, lắp đặt lan canGiải thích câu hỏi vì sao phải xây cầu vượt khi hiện nay người dân vẫn có thể đi lại bình thường qua điểm giao cắt với đường sắt này, ông  Nguyễn Thanh Tâm, Phó giám đốc Công ty CP Đường sắt Thanh Hóa cho biết, vị trí xây dựng cầu vượt cạnh đường ngang (có gác chắn) đi vào khu dân cư đông đúc.

Tới đây, khi cầu vượt đường sắt dành cho xe cơ giới hoàn thành, ngành Đường sắt sẽ đóng đường ngang này để đảm bảo ATGT.  Lúc đó, người đi bộ ra, vào khu dân cư buộc phải đi qua cầu vượt.

Ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty CP đường sắt Thanh Hóa cho biết: Hiện, toàn tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm lối đi dân sinh. Trong những năm qua, chúng tôi đã xây dựng nhiều giải pháp như lắp chắn tự động, bổ sung các hạng mục, bố trí người chốt gác chắn để góp phần xóa bỏ các “điểm đen” từ lối đi dân sinh. Qua khảo sát thực tế, việc tuân thủ tín hiệu đường sắt đối với người tham gia giao thông còn rất hạn chế mặc dù có đèn tín hiệu nhưng người điều khiển phương tiện vẫn cố tình vượt qua…

"Việc xây dựng cầu bộ hành vượt qua đường sắt ở Tx. Bỉm Sơn để đóng đường ngang là giải pháp tối ưu khi mà lưu lượng phương tiện qua khu vực này rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đường sắt", ông Khánh khẳng định.

Ông Lê Bá Hùng - Phó giám đốc Ban QLDA1, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết: Ngay sau khi xây cầu vượt tuyến QL1A qua Tx. Bỉm Sơn, nhiều ý kiến của nhân dân phản ánh về việc đi lại qua đường sắt Bắc - Nam tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT nên Sở GTVT đã có văn bản gửi Bộ GTVT xin điều chỉnh đóng đường ngang giao cắt đường sắt Bắc - Nam và tiến hành xây cầu bộ hành cho nhân dân.

Theo đó, các phương tiện qua lại từ đường ngang ra QL1A sẽ đi qua cầu vượt (cách điểm đóng đường ngang 100m về phía Nam), còn người đi bộ sẽ đi bằng cầu bộ hành vượt đường sắt. Cầu bộ hành được xây dựng từ đầu năm 2018 với số tiền đầu tư khoảng 2 tỷ đồng.

Phúc Tuấn - Thanh Thuý

Theo baogiaothong

largeer