Thấy gì về trách nhiệm của lãnh đạo TPBank trong các đại án ngân hàng

Thứ bảy, 24/03/2018, 20:43 PM

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) liên tiếp dính đến đại án Phạm Công Danh và tới vụ án "siêu lừa" Huyền Như và đồng phạm. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần làm rõ vai trò của các lãnh đạo TPBank trong quá trình điều hành ngân hàng này. Tại sao các sai phạm lại liên tục tiếp diễn, "thất thoát" chồng "thất thoát" ở ngân hàng này???

Trong "Đại án" Phạm Công Danh, theo thông tin của cơ quan điều tra, để hợp thức hóa việc rút tiền của Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay 1.666 tỷ đồng của TPBank. Do các công ty này đã đứng tên vay vốn tại Sacombank nên ông Danh nhờ Phan Thành Mai (Tổng Giám đốc VNCB) mượn pháp nhân của 11 công ty khác vay.

TPBank có liên quan đến đại án Phạm Công Danh. Nguồn: BL

TPBank có liên quan đến đại án Phạm Công Danh. Nguồn: BL

Thực chất các công ty này do ông Danh lập ra, thuê nhân viên của mình đứng tên làm giám đốc. Sau khi được giải ngân, ông Danh chỉ đạo chuyển tiền lòng vòng trước khi về tài khoản của VNCB để tăng vốn điều lệ dưới danh nghĩa cổ đông mua cổ phần.

Sau khi được TPBank giải ngân, các công ty đã chuyển toàn bộ tiền cho Tập đoàn Thiên Thanh. Ông Danh rút ra trả nợ bà Hứa Thị Phấn (mua TrustBank), trả nợ cũ cho Tập đoàn Thiên Thanh, chi chăm sóc khách hàng... Số tiền này không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại cho VNCB 1.740 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cho rằng, quá trình thẩm định và ký duyệt các hồ sơ cho vay, TP Bank và các ngân hàng khác có vi phạm pháp luật nhưng chưa gây thiệt hại cho nhà băng.

Tuy nhiên, Bộ Công an xác định ông Trầm Bê, Phan Huy Khang và 15 người là cựu cán bộ các ngân hàng TPBank, BIDV, giám đốc các công ty... liên đới trong việc ông Danh gây thất thoát tiền của VNCB. Do đó, những người này bị bắt giam về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 9 người khác bị khởi tố, song được tại ngoại.

Tại đại án “siêu lừa” Huyền Như, quá trình điều tra hồ sơ vụ án thể hiện, tại ngân hàng TPBank, thông qua sự sắp đặt của Lê Thị Thanh Phương (nguyên trưởng phòng nguồn vốn TienPhongBank) và Huỳnh Thị Huyền Như, TienPhongBank đã ký 9 hợp đồng mua chứng khoán, môi giới chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư với Công ty CP Chứng khoán Phương Đông, Công ty quản lý quỹ Lộc Việt trị giá 1.860 tỷ đồng.

Sau đó, hai công ty này ký hợp đồng với Vietinbank Nhà Bè, Vietinbank TP.HCM để gửi toàn bộ số tiền này với lãi suất từ 13-14,8%/năm và bị Như làm giả hợp đồng, chiếm đoạt 550 tỷ đồng.

Trong quá trình xét xử, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân TP.HCM cho rằng TPBank đã vi phạm quy định pháp luật khi thực hiện ủy thác đầu tư, ... từ đó đề nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo trước đây của TPBank.

Tuy nhiên, theo công văn TPBank gửi tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM và Tòa án Nhân dân TP.HCM, ngân hàng này tự khẳng định TPBank đã làm đúng các quy định pháp luật liên quan. Câu hỏi đặt ra là không biết đến bao giờ các cơ quan chức năng mới tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự những lãnh đạo TPBank, không thể để "con voi chui lọt lỗ kim" và hành vi sai phạm lại tiếp diễn tại ngân hàng này.

PV

Theo NTD

largeer