TS Trần Du Lịch: 'Kinh tế VN đang kinh doanh trên nợ'

Thứ tư, 21/03/2018, 08:27 AM

Dự báo lãi suất năm 2018 sẽ giữ hoặc giảm hơn so với năm 2017 dù năm nay lạm phát có sức ép nhiều hơn 2017 nhưng vẫn kiểm soát tốt.

TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nhận định như trên tại Hội thảo "Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh" diễn ra ngày 20-3 tại TP.HCM do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

TS Lịch cho rằng về giảm lãi suất, thực tế nền kinh tế Việt Nam kinh doanh trên vay nợ, Nhà nước muốn đầu tư phải đi vay trái phiếu, doanh nghiệp phải vay ngân hàng. Người làm bất động sản, người mua nhà cũng phải đi vay.

"Muốn giảm lãi suất ngân hàng phát triển cho vay thì phải tăng tái chiết khấu, tăng cho vay, ngân hàng không để xảy ra lạm phát. Năm 2017, lãi suất đã giảm ở mức độ, năm 2018 nếu không giảm được thì giữ mức như 2017 là tương đối tốt. Doanh nghiệp nên cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp để giảm tỉ lệ vay, tôi hy vọng năm nay có thể giảm lãi suất chút đỉnh.

Năm 2018, doanh nghiệp an tâm vì không có biến động tỉ giá, điều cần thiết là Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý yên ổn" - TS Lịch nói.

Các chuyên gia cho rằng cần chính sách pháp lý ổn định, giảm lãi suất thì doanh nghiệp mới an tâm phát triển sản xuất kinh doanh.

Các chuyên gia cho rằng cần chính sách pháp lý ổn định, giảm lãi suất thì doanh nghiệp mới an tâm phát triển sản xuất kinh doanh.

Sau nhận định của TS Lịch, TS Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng hai biến số lãi suất và tỉ giá là ẩn số khó nhất với 2018. Nhấn mạnh dự báo là câu chuyện rất khó, ông Ngoạn cũng trao đổi khá cởi mở.

Về lãi suất, ông Ngoạn nhấn mạnh đến sức ép lạm phát, dự báo lạm phát 2018 có sức ép nhiều hơn 2017 nhưng vẫn kiểm soát tốt. Năm nay điều kiện giảm lãi suất so với 2017 khó khăn hơn, ngoài yếu tố sức ép lạm phát còn có lãi suất USD có xu hướng tăng hơn mà chính sách tiền tệ của Việt Nam là đa mục tiêu, phải quan tâm rất nhiều cho ổn định tỉ giá, giữ chênh lệch ở mức độ hợp lý để thu hút dân gửi tiết kiệm VND.

Hơn 300 DN và các chuyên gia kinh tế tham gia Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2018.

Hơn 300 DN và các chuyên gia kinh tế tham gia Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2018.

Yếu tố tiếp theo được ông Ngoạn nhắc đến là hệ thống ngân hàng còn nhiều khó khăn nên vẫn cần giữ chênh lệch đầu vào - đầu ra hợp lý để có mức lợi nhuận hợp lý có dự phòng trang trải nợ xấu. 

"Nếu giảm được lãi suất thì chỉ có cách hạ lãi suất huy động nhưng có hạ được không còn phụ thuộc vào việc này có làm thay đổi nguồn huy động của ngân hàng hay không? dân có chuyển kênh đầu tư hay không" - ông Ngoạn đặt vấn đề.

Ngoài ra còn có yếu tố khác là tình hình kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, một số còn khó khăn nên thanh khoản khó khăn vẫn là thách thức.

Hiện nay còn có tình trạng một số ngân hàng lãi suất huy động chênh nhau đến 2%, đó là chênh lệch quá lớn trên thị trường thì liệu cả hệ thống có làm được cho những ngân hàng này cải thiện tình hình để giảm lãi suất.

"Đó là bài toán khó với ngân hàng Nhà nước, năm 2018 có thể hạ lãi suất những khó hơn nhiều 2017" - ông Ngoạn dự báo.

Theo khảo sát tại hội thảo, nhiều DN đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Theo khảo sát tại hội thảo, nhiều DN đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Về tỉ giá, thống nhất với TS Lịch nhưng ông Ngoạn cho rằng cần lưu ý yếu tố đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, nếu thị trường này có biến động sẽ gây sức ép lớn cho thị trường ngoại hối, nên vẫn còn có bất trắc nhất là khi dự trữ ngoại hối chưa phải quá dồi dào, quá an toàn. Tăng dự trữ ngoại hối vấn là yêu cầu đặt ra để tăng khả năng chống đỡ.

Quang Huy

Theo PLTP

largeer