Việt Nam: Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số

Thứ sáu, 02/11/2018, 16:36 PM

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế số, được tổ chức sáng ngày 1/11 tại TP.HCM. Diễn đàn quy tụ hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tham dự.

Những công nghệ đột phá trong nền kinh tế số đang dần được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Kim Ngọc

Những công nghệ đột phá trong nền kinh tế số đang dần được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Kim Ngọc

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, hiện nay một số cơ sở dữ liệu quốc gia nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử như dân cư, đất đai quốc gia, tài chính còn chậm triển khai. Dẫn đến việc chia sẻ, dùng chung các hệ thống thông tin c hưa được thực hiện. Đồng thời, dịch vụ công trực tuyến cũng thiết kế riêng lẻ, rời rạc, chưa thân thiện, chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Minh chứng là, số lượng hồ sơ trực tuyến theo từng dịch vụ rất thấp, thậm chí nhiều dịch vụ không phát sinh hồ sơ trực tuyến. Các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu triển khai chậm.

Ông Phúc cho biết thêm, Chính phủ số sẽ lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, Chính phủ là nền tảng và dữ liệu là cốt lõi. Nghĩa là mô hình Chính phủ số sẽ hoạt động theo quy trình: khảo sát tìm hiểu rõ nhu cầu người dân sau đó Chính phủ sẽ dự báo nhu cầu và liên tục điều chỉnh các dữ liệu cho phù hợp.

Các thành tựu của nền kinh tế số thu hút quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Kim Ngọc

Các thành tựu của nền kinh tế số thu hút quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Kim Ngọc

 Theo đó, mục tiêu đề ra của Chính phủ đến năm 2020, các dịch vụ công: 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 25% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thanh toán điện tử, 30% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến, 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử, 50% dịch vụ công sử dụng dữ liệu từ CSDL đăng ký doanh nghiệp, 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng được chữ ký số và Mobile ID để thực hiện thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công được hỗ trợ sử dụng giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp dịch vụ công; 50% cổng dịch vụ công các Bộ, tỉnh/thành phố cung cấp giao diện Mobile cho các thiết bị di động; 25% dịch vụ công trực tuyến công khai thời gian xử lý cho người dân, doanh nghiệp. 50% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

 Kim Ngọc

Theo NTD

largeer