Việt Nam-EU: Thương mại hai chiều tăng hơn 13 lần trong vòng 18 năm

Thứ ba, 30/07/2019, 15:24 PM

Trong phát biểu tại Diễn đàn thương mại với chủ đề “ EVFTA chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện” do Bộ Công thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu tổ chức ngày 30/7 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết giao thương giữa 2 thị trường Việt Nam và Eu trong 18 năm qua đã tăng lên 13 lần.

Thứ trưởng Bộ Công Thương- Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại Diễn đàn ngày 30/7. Ảnh: Kim Ngọc

Thứ trưởng Bộ Công Thương- Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại Diễn đàn ngày 30/7. Ảnh: Kim Ngọc

EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam tính đến hiện tại. Các mặt hàng như dệt may, da giày, điện thoại di động, máy tính, nông thủy sản… luôn được coi là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang các nước trong khối này.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam và EU đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1990. Trong vòng 18 năm trở lại đây, giá trị thương mại 2 chiều đã tăng hơn 13 lần từ khoảng 4,1 tỷ USD vào năm 2000 lên 55,84 tỷ USD vào năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt gần 4,1 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt hơn 13,9 tỷ USD.

Bà Miriam Garcia Ferrer - Trưởng ban Kinh tế và Thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Thành viên đoàn đàm phán EU, cho biết thời gian qua, thặng dư thương mại hai bên rất lớn nhưng thời gian tới sẽ chuyển đổi thành các lợi ích chất lượng hơn nhờ hiệu ứng tích cực từ EVFTA. Bởi EVFTA là hiệp định toàn diện bao trùm ở tất cả các vấn đề thương mại, thuế, rào cản kỹ thuật… và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia.

Bà Miriam Garcia Ferrer cũng chỉ ra rằng, để hàng hóa từ Việt Nam có thể hưởng lợi thì phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của EU, doanh nghiệp phải nâng cấp cho một số sản phẩm mà Việt Nam hiện chưa đạt chuẩn. Đơn cử, phải kiểm dịch động thực vật cho các sản phẩm nông sản, thủy sản, chứng minh được sản phẩm tốt hơn vì đã có những thông tin không hay liên quan vấn đề an toàn tại EU.

Phía EU còn cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam và để đảm bảo giúp doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thuận lợi những điều khoản mà EVFTA đưa ra.

Đại diện cho một trong những thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam, ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam cho hay, về lâu dài nguồn đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam sẽ tăng lên. Riêng với Đức, theo khảo sát của Phòng thương mại Đức tại Việt Nam thì có tới 55% doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp Đức thích mô hình hợp tác với Việt Nam chứ không thích hình thức đầu tư rồi xuất khẩu và chúng tôi sẽ đầu tư vào đào tạo nghề tại Việt Nam để phát triển bền vững.

 Kim Ngọc

Theo PLN

largeer