Việt Nam là một trong những nước nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới

Thứ hai, 29/07/2019, 09:56 AM

Năm 2018, số kiều hối gửi về nước đã lên tới gần 16 tỉ USD, tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1993. Đáng chú ý là, đầu tư từ nguồn kiều hối trong những năm gần đây với khoảng 3.000 dự án tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, trước hết là những gia đình được nhận.  

Hình minh họa

Hình minh họa

Theo thống kê từ bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) của Tổng cục thống kê thì khoảng 7% đến 8% hộ gia đình ở Việt Nam nhận kiều hối từ nước ngoài. Trên thực tế, dòng chuyển tiền quốc tế cao hơn so với hỗ trợ phát triển từ nước ngoài, trong đó Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước nhận hàng đầu.

Hiện nay ước tính trung bình kiều hối khoảng 15 tỷ USD mỗi năm, Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối hàng đầu trên thế giới.

Trong những năm qua, kiều hối đã thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong những năm 1980, chúng chủ yếu xuất hiện dưới dạng hàng hóa vật chất được gửi từ nước ngoài có thể trao đổi trên thị trường chợ đen. Kể từ giữa những năm 1990, ngày càng có nhiều sự chuyển đổi sang các kênh chuyển tiền chính thức hơn như ngân hàng, Western Union và MoneyGram - mặc dù đây chỉ là các kênh không chính thức, bao gồm các dịch vụ chuyển phát theo kiểu tín nhiệm.

Bên cạnh đó, các dạng trợ cấp tài chính khác từ cộng đồng người di cư cũng đã tăng lên. Ví dụ như kiều hối tập thể dưới hình thức quyên góp từ thiện, tôn giáo hoặc nhân đạo. Ngoài ra còn có kiều hối đầu tư - tức là người Việt trở về khởi nghiệp, cũng một chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, có những lợi ích xã hội khác mà người Việt ở nước ngoài mang lại, là chất xám, là ý tưởng và kiến thức mà người di cư mang theo khi trở về lập nghiệp.

Nếu trước kia thị trường kiều hối thường thông qua trợ cấp người thân là chính thì hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng nên thị trường kiều hối không chỉ đơn thuần là trợ cấp thân nhân mà còn đến từ nguồn xuất khẩu lao động và đầu tư sản xuất kinh doanh.

Kiều hối hỗ trợ người thân đang giảm dần do thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tăng lên, nhu cầu hỗ trợ không nhiều như trước. Bên cạnh đó, thế hệ những người Việt Nam tại các thị trường này đã lớn tuổi, không còn nhiều người thân tại Việt Nam.

Theo ông Trần Minh Khoa - Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBR), kiều hối từ xuất khẩu lao động, đang tăng trưởng mạnh do số lượng xuất khẩu lao động tăng bình quân hằng năm 10-15%. Kiều hối dạng này tập trung ở Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, UAE... Cũng theo ông Khoa, riêng năm nay không chỉ dịp tết mà trong cả năm, kiều hối đều tăng.

Theo các công ty kiều hối, lượng kiều hối không bị ảnh hưởng nhiều với việc FED thay đổi lãi suất và lãi suất USD tại Việt Nam ở mức 0%, do có những chính sách hỗ trợ thu hút kiều hối kết hợp với sức hút từ việc sử dụng nguồn kiều hối vào đầu tư sản xuất, bất động sản...

Hiện các đơn vị chi trả kiều hối cũng đang tung nhiều chương trình ưu đãi, như tặng tiền trực tiếp kèm quà tặng... nhằm thu hút người nhận kiều hối.

Nguyễn Ngọc

Theo PLN

largeer