Vướng nhiều rào cản, ngành da giày Việt Nam khó "cất cánh"

Thứ năm, 22/11/2018, 10:40 AM

Dù đứng thứ 3 thế giới nhưng ngành da giày Việt Nam vẫn chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ đúng nghĩa. Đồng thời, nguồn nguyên liệu vẫn còn là thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp ngành da giày.

Phát biểu khai mạc Triển lãm quốc tế Máy móc, Nguyên phụ liệu Giày da (VFM) sáng nay (21/11), ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Da giày TP.HCM cho biết: “Giá trị kim ngạch hàng xuất khẩu da giày của cả nước trong năm qua đạt 14,7 tỷ USD. Trong đó, TP.HCM chiếm 40%”.

“Tuy nhiên, các doanh nghiệp da giày trong nước vẫn phải nhập từ 70 – 75% khối lượng nguyên liệu từ nước ngoài, nguyên liệu nội địa chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì thế, nếu muốn nâng cao sản lượng và ngày càng phát triển, các doanh nghiệp da giày cần sớm đảm bảo nguồn nguyên liệu trong bối cảnh các hiệp định thương mại sẽ đem về nhiều đơn hàng, là cơ hội để mở rộng xuất khẩu”, ông Khánh nói.

Ngành da giày của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. (Ảnh: Hà Nhân)

Ngành da giày của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. (Ảnh: Hà Nhân)

Còn theo hiệp hội Da, Giày, Túi xách Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước mỗi năm. Ngoài ra, ngành này cũng đáp ứng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước và giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động. Thế nhưng, ngành công nghiệp da giày Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên gia công, nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu.

Năm 2018, ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017. Chuyên gia trong ngành da giày cho biết, điểm yếu của ngành da giày Việt Nam là không phát triển sản xuất giày dép song song với phát triển công nghiệp hỗ trợ như một số nước khác.

Cùng với đó là sự yếu kém về công nghệ, thiết bị và thiếu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đã làm cho công nghiệp hỗ trợ da giày Việt Nam không thể "cất cánh".

Triển lãm quốc tế về da giày sẽ làm cầu nối cho các doanh nghiệp. (Ảnh: Hà Nhân).

Triển lãm quốc tế về da giày sẽ làm cầu nối cho các doanh nghiệp. (Ảnh: Hà Nhân).

Do đó, Nhà nước cần xây dựng các khu công nghiệp tập trung sản xuất da thuộc, dệt nhuộm, vải giả da… với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, khuyến khích các địa phương xây dựng cụm công nghiệp chuyên sản xuất nguyên, phụ liệu. Bên cạnh đó là chính sách kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hà Nhân

Theo Người Đưa Tin

largeer