Cần vạch trần các thế lực che chắn sai phạm ở bãi rác Đa Phước

Thứ ba, 03/07/2018, 21:06 PM

Thời gian qua, bên cạnh việc phanh phui những sai phạm về các "phi vụ đen" bán đất công sản tại TP.HCM, những dấu hiệu sai phạm ở dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm… Báo Người Tiêu Dùng cũng là một trong số các tờ báo phanh phui sai phạm ở Bãi rác Đa Phước của Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS). Trong suốt 3 năm qua, chúng tôi đã đăng tải trên 70 bài báo (từ năm 2015) về vấn đề nhức nhối tại bãi rác Đa Phước. Nhóm PV Báo Người Tiêu Dùng tiếp tục đi tìm sự thật vạch trần những thế lực che chắn cho sai phạm tày đình tại bãi rác Đa Phước.

Mặc dù bãi rác Đa Phước của ông chủ David Dương gây ô nhiễm trầm trọng nhưng UBND TP.HCM phải

Mặc dù bãi rác Đa Phước của ông chủ David Dương gây ô nhiễm trầm trọng nhưng UBND TP.HCM phải "nhờ gió" mới phát hiện thủ phạm, người dân thì nhiều năm qua vẫn chịu đựng ô nhiễm.

Với hơn 70 bài báo, chúng tôi đã lột tả, thậm chí vạch trần hầu như toàn bộ “bộ mặt được giấu bên trong” đối với dự án được nhiều cơ quan, ban, ngành TP.HCM từng một thời ca ngợi. Chẳng những thế, quá trình chúng tôi tiếp cận và thông tin, Bãi rác Đa Phước còn được bảo vệ mạnh mẽ dù vòi ô nhiễm đã và đang tiếp tục gây nguy hại cho người dân vùng Nam Sài Gòn, TP.HCM.

Thế lực nào đã che chắn cho bãi rác Đa Phước?

Có thể thấy từ khi thành lập và đưa vào xử lý chất thải rắn của TP.HCM đến nay, bãi rác Đa Phước của VWS vấp phải phản ứng mạnh mẽ của người dân bởi mùi xú uế, hôi thối mà nó mang lại.

Cơ quan chức năng các cấp TP.HCM cũng có những động thái tiếp nhận phản ánh, xử lý phản ánh… nhưng động thái ấy, theo những người quan sát thì nó quá chậm chạp và đâu đó có dấu hiệu bao che, khi đến nay, chưa thấy TP.HCM công khai các kết quả Thanh tra, kiểm tra, xử lý kỷ luật các cán bộ sai phạm trong việc ký kết hợp đồng và quản lý giám sát triển khai thực hiện dự án bãi rác Đa Phước.

Ngay trong giai đoạn Báo Người Tiêu Dùng phản ánh về các dấu hiệu sai phạm tại bãi rác Đa Phước thì Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã vào cuộc. Mặc dù đến hiện tại, kết luận thanh tra vẫn chưa có (hoặc có nhưng chưa được công bố) thì TTCP cũng đã có báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước do VWS làm chủ đầu tư. Được biết, Cơ quan TTCP cũng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét nghiên cứu, rà soát khả năng tiếp nhận và xử lý rác thải của Công ty VWS, trường hợp không đáp ứng phải có biện pháp chuyển bãi rác thải đến các vị trí, cơ sở thu gom, xử lý có chức năng khác đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM.

Sở dĩ, TTCP có đề xuất như thế bởi qua quá trình thanh tra, cơ quan này đã phát hiện năm 2015 Công ty VWS triển khai giai đoạn 2 của dự án, nâng công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt lên 10.000 tấn/ngày chưa được Bộ Xây đựng phê duyệt điều chỉnh thiết kế cơ sở. VWS chưa hoàn thiện công trình xử lý nước thải theo yêu cầu của Đánh giá tác động môi trường nhưng đã tiếp nhận và xử lý chất thải rắn với công suất 5.000 tấn/ngày nên đã xảy ra các vi phạm về bảo vệ môi trường.

Việc dồn rác về Đa Phước (nâng khối lượng từ 3.000 lên 5.000 tấn rác/ngày) được thực hiện theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín trước đây. Theo đó, tháng 2/2014, ông Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM chuẩn bị kỹ đề án chuyển khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố về bãi rác Đa Phước, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp.

Như Báo Người Tiêu Dùng đã từng thông tin, chỉ đạo này của ông Tín đã đẩy gần 300 lao động vào cảnh mất việc, lãng phí gần 1.000 tỷ đồng. Mặc dù Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM cũng đã có kiến nghị rõ ràng trước việc đóng cửa bãi rác số 3 - Phước Hiệp nhưng quyết định chỉ đạo của lãnh đạo TP.HCM từ đó đến nay vẫn thực hiện.

Cũng phải nhắc lại, báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, TTCP khẳng định rằng trong các nội dung tố cáo của người dân có 2 nội dung tố cáo đúng, 4 nội dung tố cáo đúng một phần, và 1 nội dung tố cáo sai, 1 nội dung đang chờ kết luận của Chính phủ.

Mặc dù bãi rác Đa Phước của ông chủ David Dương gây ô nhiễm trầm trọng nhưng UBND TP.HCM phải "nhờ gió" mới phát hiện thủ phạm, người dân thì nhiều năm qua vẫn chịu đựng ô nhiễm.

Mặc dù bãi rác Đa Phước của ông chủ David Dương gây ô nhiễm trầm trọng nhưng UBND TP.HCM phải

Mặc dù bãi rác Đa Phước của ông chủ David Dương gây ô nhiễm trầm trọng nhưng UBND TP.HCM phải "nhờ gió" mới phát hiện thủ phạm, người dân thì nhiều năm qua vẫn chịu đựng ô nhiễm.

Sai phạm hiện rõ trên từng con số !

Nếu gọi bãi rác Đa Phước là một hiện tượng xấu, thì tại sao hiện tượng này vẫn tồn tại suốt thời gian qua mà vẫn không được giải quyết triệt để? Câu hỏi đặt ra là hiện có thế lực nào đang đứng phía sau VWS để che chắn cho hiện tượng xấu này, dung dưỡng cho cái sai và ô nhiễm gây ảnh hưởng đến người dân thành phố. Đã đến lúc người dân đang mong mỏi và thiết tha các cơ quan chức năng vạch trần rõ các thế lực đang “che chắn” cho bãi rác Đa Phước này.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng cấp cao hơn TP.HCM cũng cần phải làm rõ cũng như sớm công bố sai phạm, cá nhân có trách nhiệm trong những sai phạm và giải quyết, xử lý triệt để các tồn tại, sai trái… Bởi, TP.HCM là đơn vị hành chính có quy mô dân số lớn nhất nước và cũng là địa phương có đóng góp GDP lớn nhất, nhưng đồng thời cũng đang đối mặt với vấn đề chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Năm 2010 thành phố phải xử lý 7.500 tấn rác thải/ngày và đến năm 2020 con số dự kiến sẽ là 16.000 tấn/ngày.

Giá xử lý mỗi tấn rác thải năm 2007 chỉ khoảng 5 USD, nhưng riêng bãi rác Đa Phước lại được thành phố nâng giá lên đến 16,4 USD/tấn. Giá cao, đồng nghĩa với việc công nghệ hiện đại được áp dụng nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường, tôn trọng và bảo vệ môi trường sống của người dân. Nhưng, “công nghệ xử lý rác từ Mỹ” của ông David Dương mang lại chẳng những không phát huy hiệu quả mà còn khiến việc ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Đó là một trong những sai phạm rõ ràng nhất từ khi dự án xử lý rác ở Đa Phước được triển khai. Sai phạm này, người dân nhìn thấy, báo chí nhìn thấy nhưng cơ quan chức năng ở TP.HCM lại “không thấy”. Và, sai phạm dồn cho VWS “ăn rác” theo chỉ đạo xuyên suốt của ông Nguyễn Hữu Tín là sai phạm chồng sai phạm.

Nói rõ thêm, ý nghĩa và hành động của ba chữ “xử lý rác” khác hoàn toàn với hai chữ “chôn rác”. Vậy mà, hơn 11 năm qua,  bãi rác Đa Phước của VWS hầu như chỉ làm một công việc là “chôn rác” trên đất của thành phố cấp. Công luận chẳng thấy được sự khác biệt gì từ bãi rác này so với những bãi rác khác ở TP.HCM và trong cả nước. Có chăng, thành phố chi trả cho việc VWS chôn rác giá cao hơn nhiều lần so với các bãi rác khác mà thôi (!)

Ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động, bãi rác Đa Phước đã bị công luận nhiều lần lên tiếng phê phán, chỉ trích, thậm chí tố cáo.

Trong những kỳ họp, những lần tiếp xúc cử tri từ Trung ương đến địa phương, lãnh đạo nhà nước đã tiếp nhận đến độ “đầy tai” những ý kiến, lập luận dựa trên thực tế khách quan của cử tri đối với bãi rác Đa Phước. Đến nay, công luận vẫn tiếp tục tốn nhiều giấy mực đối với bãi rác này.

Bao giờ TP.HCM mới thực hiện giải pháp chấn chỉnh ô nhiễm ?

Không thể cứ mãi rút kinh nghiệm mà cần phải có sự nhìn nhận vào thực tế để có những biện pháp phù hợp chấn chỉnh vấn đề mà công luận và người dân đặt ra. Phải nhìn nhận chính xác rằng thành phố chi trả tiền cho bãi rác Đa Phước để xử lý rác chứ không phải để chôn rác. Ngay lúc này, người dân vẫn đang kêu trời vì sự ô nhiễm mà bãi rác này gây nên, và điều đó sẽ như thế nào khi VWS đang từng bước mở rộng khu vực chôn rác trên? Sẽ như thế nào nếu dự án xử lý rác ở Long An đi vào hoạt động?

Chỉ một cái hợp đồng nhưng hệ lụy mà nó mang lại đến hiện tại vẫn chưa thể giải quyết

Chỉ một cái hợp đồng nhưng hệ lụy mà nó mang lại đến hiện tại vẫn chưa thể giải quyết

Chỉ một cái hợp đồng nhưng hệ lụy mà nó mang lại đến hiện tại vẫn chưa thể giải quyếtLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã được thông qua, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều về tội phạm môi trường. Theo đó, người nào gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự mà không nhất thiết có yếu tố định tội “đã được xử lý vi phạm hành chính”.

Pháp lệnh về điều tra hình sự cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng quyền hạn cho cơ quan điều tra (trong đó có cảnh sát môi trường) để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Có thể nói, chúng ta có đủ công cụ pháp lý để xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường, từ xử lý hành chính đến hình sự cũng như buộc bồi thường thiệt hại.

Bên cạnh đó, câu hỏi “có hay không sự tiếp tay, bao che cho những sai phạm ở bãi rác Đa Phước” cũng cần được làm rõ và xử lý triệt để. Điều đó góp phần đem lại môi trường sống trong lành hơn cho người dân và củng cố thêm nữa niềm tin của người dân vào Đảng, vào một Chính phủ hành động, không có vùng cấm.

Đã đến lúc Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, sau những tâm huyết chấn chỉnh sai phạm tại dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, kính mong ông hãy dành thời gian giải quyết rốt ráo các cấn đề sai phạm tại bãi rác Đa Phước, sớm trả lại cho cư dân Nam Sài Gòn bầu không khí trong sạch. 

Tường Minh - Thế Mỹ

Theo NTD

largeer