Những nông sản được mùa mất giá trong 6 tháng đầu năm

Thứ tư, 27/06/2018, 10:08 AM

Trong 6 tháng đầu 2018, nhiều loại nông sản rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” khiến nông dân phải khốn đốn buộc các doanh nghiệp, siêu thị phải ra tay thu mua "giải cứu".

1. Dưa hấu

Dưa hấu là nông sản có giá rớt thê thảm. Tại Quảng Ngãi, trước đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nhiều nơi có giá lên đến 7.500 đồng/kg, tuy nhiên sau đợt nghỉ lễ, giá giảm nhanh chóng xuống 2.500 đồng/kg.

Theo thống kê sơ bộ của phòng nông nghiệp Quảng Ngãi, trong tháng 5 lượng dưa hấu tại đây tồn đọng nhiều ở các huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Sơn Tịnh và một vài xã trong địa phương. Giá bán tại ruộng của nông dân chỉ ở mức 1.500-2.000 đồng/kg nhưng vẫn không nhiều người thu mua. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại Quảng Nam.

Dưa hấu rớt giá không nhiều thương lái thu mua.

Dưa hấu rớt giá không nhiều thương lái thu mua.

Được biết, việc dưa rớt giá là do các thương lái xuất hàng qua Trung Quốc bị ứ đọng nên giá giảm từ 6.000 đồng xuống còn 1.000 đồng nhưng vẫn bán không được.

Tình trạng này không phải là lần đầu dưa hấu rớt giá. Nhiều sinh viên và siêu thị ra tay “giải cứu” thu mua với giá từ 3.000 đồng/kg. Việc cung vượt cầu và trồng ồ ạt cả người dân đã đẩy giá xuống mức thấp.

2. Tiêu

So với nhiều năm trước, khi 2013 giá tiêu lên tới 160.000 đồng/kg thì nay xuống dưới 60.000 đồng. Hiện, giá tiêu đang ở mức thấp nhất trong 6 năm qua, khiến người trồng thua lỗ bởi chi phí đầu tư trồng cao, dễ dịch bệnh.

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, nguyên nhân do một khối lượng lớn tiêu đen nhập khẩu từ vụ mới Campuchia sang Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhà đầu cơ nhỏ lẻ đều đi xuống dẫn đến tình trạng giá giảm. Nhiều cơ sở chế biến tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu buộc phải tạm ngưng thu mua.

Giá tiêu vẫn ở mức thấp tại nhiều địa phương

Giá tiêu vẫn ở mức thấp tại nhiều địa phương

Giá tiêu hiện chưa có nhiều chuyển biến tích cực, vẫn trong mức 57.000 đồng/kg.

3. Khoai tây

Hầu hết sau đợt tết, các mặt hàng nông sản đều rớt giá, trong đó khoai tây tại một số tỉnh phía Bắc như Nam Định, Lạng Sơn giảm chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg, giảm 6 lần so với trước.

Do thời tiết khu vực phía Bắc ra tết nồm ẩm, không thể giữ khoai tây được lâu. Trong khi đó vụ khoai tây năm nay được mùa nhưng không nhiều thương lái “mặn mà” tới mua, nhiều diện tích đã bị hư hại khiến người dân khốn đốn.

4. Củ cải

Tương tự như khoai tây, củ cải sau dịp Tết rớt giá thê thảm từ 14.000 đồng/kg xuống còn 500 đồng/kg, khiến nhiều địa phương tại Hà Nội phải đổ bỏ củ cải.

Trước tình trạng này, nhiều hệ thống siêu thị đã tìm đến thu mua với giá 2.000-4.000 đồng/kg, kêu gọi bán hàng không lợi nhuận nhằm giúp đỡ bà con vượt qua.

Theo lãnh đạo Cục trồng trọt, sở dĩ giá củ cải sau tết khi giá rau giảm nhiều thương lái muốn kéo dài thời gian thu hoạch để chờ giá cao hơn vào thời điểm gối vụ rau. Tuy nhiên, do thời tiết ấm lên củ cải nở hoa, bị già và xốp, buộc nông dân phải nhổ bỏ để giải phóng đất và tiếp tục trồng các loại rau khác.

5. Bí đỏ

Bí đỏ không nằm ngoài các nông sản được mùa mất giá, trong tháng 5, tại Đắk Lắk giá bí đỏ chỉ còn 800-1.200 đồng/kg.

Lượng bí trồng trong vụ này tăng tại nhiều địa phương trong tỉnh, có hơn 100 tấn bí tồn đọng. Trong khi đó giá thương lái thu mua chỉ với 2.000 đồng, đòi hỏi với loại đẹp có trọng lượng 3 kg trở lên.

Trước đó, tháng 7/2017, tình trạng bí đỏ rớt giá thê thảm cũng đã diễn ra.

Bí đỏ rớt giá thê thảm trong đợt vừa qua.

Bí đỏ rớt giá thê thảm trong đợt vừa qua.

Theo cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tình trạng sản lượng ế thừa ở các vùng rau chuyên canh miền Bắc không xảy ra trên diện rộng mà chỉ cục bộ. Hiện cơ quan chứ năng tổng rà soát để hướng dẫn các địa phương điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

Hoàng Uyên

Tổng Hợp

Theo NTD

largeer