Tại sao ngành điện tử Nhật ngày một tụt hậu với các đối thủ Hàn Quốc, Trung Quốc?

Thứ hai, 04/06/2018, 19:45 PM

Lương thưởng thấp nhưng lại yêu cầu phải đóng góp nhiều khiến người ta không còn thích làm việc, tất yếu các kỹ sư bỏ ra đối thủ nước ngoài làm việc với mức lương cao hơn.

Ảnh: AMRI

Ảnh: AMRI

Thương vụ Toshiba Memory bán cho một liên danh đầu tư do quỹ Bain Capital của Mỹ đứng đầu cuối cùng đã hoàn tất vào ngày thứ Sáu. Vụ việc diễn ra như một cú sốc đối với ngành công nghệ nội địa vốn đã chịu nhiều thiệt hại từ tình trạng công nghệ và nhân lực kỹ sư thất thoát ra nước ngoài.

 Khi tìm hiểu lý do tại sao ngành điện tử một thời từng tăng trưởng rất cao cuối cùng suy yếu như hiện nay, một phần trách nhiệm thuộc về cơ chế cất nhắc lỗi thời và cứng nhắc của chính các tập đoàn Nhật.Báo Nikkei đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với cựu nhân viên của nhiều công ty công nghệ Nhật danh tiếng ví như Toshiba, Hitachi, NEC, Fujitsu và Sony. Nhiều kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn, sản xuất màn hình tinh thể lỏng và một số lĩnh vực khác đã chuyển sang công ty Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác làm việc đã trả lời câu hỏi.

“Thay đổi bắt đầu đến từ thập niên 1990, những ai đang đảm nhiệm vị trí cao không còn muốn mơ giấc mơ lớn. Họ muốn tránh rủi ro và không đề cao những ai chấp nhận thử thách”, một người trả lời nói.Lương thưởng là một yếu tố quan trọng. Chế độ việc làm cả đời của Nhật, vốn đã được duy trì nhiều thập kỷ, quyết định mức lương của người mới ra trường và sau đó quyết định mức tăng lương hàng năm của nhân viên.

Trong ngành điện tử, mức lương của đa phần các công ty điện tử không khác nhau bao nhiêu.Lương thưởng thấp nhưng lại yêu cầu phải đóng góp nhiều khiến người ta không còn thích làm việc. Những người kỹ sư có tìm ra công nghệ mới và giành được bằng sáng chế cho ông chủ của mình chỉ nhận được mức thưởng vài trăm USD, theo một cựu kỹ sư của Toshiba.Chắc chắn, họ không cảm thấy vui vẻ gì khi mà họ đến các hội thảo quốc tế và gặp nhiều người làm cùng ngành nghề, cấp bậc đến từ các nước khác như Mỹ, Hàn Quốc và nhiều nước khác, dù không khác nhau bao nhiêu về trình độ, bằng cấp nhưng lương thưởng so ra lại cao hơn hẳn. Giáo sư đại học Chubu, ông Junichi Miyamoto, người từng làm kỹ sư cao cấp trong công nghệ bộ nhớ, tin rằng các doanh nghiệp Nhật gặp khó khi mà Samsung Electronics và nhiều công ty toàn cầu khác cùng tham gia vào cuộc cạnh tranh. Sau này, ông Miyamoto làm tư vấn cho Samsung Electronics. Ông Miyamoto phân tích: “Tại Samsung, ban lãnh đạo cao cấp quyết định và lập tức toàn bộ công ty hành động theo.

Các công ty Nhật không thể học theo mô hình này bởi họ cần phải cân bằng giữa quá nhiều yếu tố như cơ hội thăng tiến cho nhân viên, chi tiêu cũng như sự điều tiết giữa các bộ phận”.Dựa trên những câu chuyện mà kỹ sư kể lại với Nikkei cũng như nhiều số liệu tính toán khác, từ thập niên 1990, ít nhất khoảng 500 kỹ sư mảng bán dẫn và màn hình đã rời các công ty Nhật để làm việc cho nhiều công ty nước ngoài, Ngoài ra, còn nhiều cá nhân khác đã rời các công ty điện tử Nhật để làm cho công ty nội địa sản xuất thiết bị và linh kiện sản xuất.

Như vậy, công nghệ đã bị “chảy máu” sang các nước như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Bộ Kinh tế, Thương mại và Quản lý các ngành của Nhật, trong khi đó đang cố gắng ngăn việc công nghệ Nhật “chảy” sang các công ty nước ngoài.Ngành sản xuất chip và màn hình hiển thị Nhật có nhiều yếu điểm so với đối thủ đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật. Tóm gọn, chính phủ Nhật không mấy hào phòng trong việc trợ cấp và giãn thuế cho những nhà máy mới, ngoài ra chi phí điện và bất động sản ở Nhật đắt đỏ hơn rất nhiều.Doanh nghiệp Trung Quốc, trong khi đó, dường như không cần phải nghĩ về tiền. Họ có thể trông chờ rất nhiều vào quỹ đầu tư của chính phủ cho các hoạt động đầu tư của mình, thậm chí chính phủ còn trợ cấp cả chi phí đào tạo kỹ sư.  

Trung Mến

Theo BizLive

largeer