Tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch trần: Tác hại khó lường

Thứ tư, 26/09/2018, 07:35 AM

Việc tăng thuế với xăng dầu sẽ làm tăng giá thành sản xuất của các ngành kinh tế, đẩy giá cả hàng hóa tăng, từ đó, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với các mặt hàng xăng dầu với mức thuế môi trường đối với xăng được tăng kịch trần lên mức 4.000 đồng/lít (mức cũ là 3.000 đồng/lít). Thuế môi trường đối với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức trần 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Doanh nghiệp có nguy cơ “chết yểu”

Là một trong những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ của việc tăng thuế này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) lo ngại, thời gian gần đây, giá xăng dầu đang có chiều hướng tăng, nhưng doanh nghiệp (DN) vận tải vẫn “ghìm giá” cước, chưa tăng giá. Tới đây, thuế BVMT với xăng dầu tăng thì sẽ rất khó khăn cho ngành vận tải, bởi tăng giá xăng dầu chính là trực tiếp đẩy giá cước dịch vụ vận tải tăng.

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ lên kịch trần từ 1/1/2019 (Ảnh minh họa: KT) 

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ lên kịch trần từ 1/1/2019 (Ảnh minh họa: KT) 

“Nhiên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong giá thành. Nếu thuế BVMT với xăng dầu tăng lên thì giá thành vận tải sẽ tăng. Giá cước chắc chắn sẽ bị đội lên, kể cả giá cước xe khách, taxi và đặc biệt là giá cước hàng hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng tới đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác, đồng thời, hàng hóa tiêu dùng cũng sẽ bị đẩy giá lên”, ông Thanh cho biết.

Theo ông Thanh, trong cơ cấu giá thành, nếu thuế đánh vào xăng dầu tăng 10% thì cước vận tải sẽ tăng 3-4%.

“Thuế BVMT với xăng dầu tăng sẽ tạo ra nhiều tiêu cực hơn là tích cực. Hiện Hiệp hội cũng khuyến cáo các DN thành viên không tăng giá cước tùy tiện, nhưng chắc chắn sau khi giá xăng tăng, hoặc là DN sẽ tăng giá cước hoặc sẽ tìm cách chở quá tải để bù lỗ”, ông Thanh nhận định.

Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, xăng dầu tác động đến vận tải, và vận tải tác động đều hầu hết các lĩnh vực khác của xã hội, từ dệt may, lương thực, thực phẩm... Do đó, khi vận tải hàng hóa tăng cước thì các ngành nghề khác cũng sẽ phải tăng giá thành, chi phí.

“Kinh tế học có cân đối liên ngành. Giá của một mặt hàng đầu vào tăng, kéo theo giá đầu ra của các mặt hàng thứ 2 tăng lên. Ví dụ, xăng tăng giá sẽ khiến sắt thép tăng rồi gián tiếp tác động đến giá nhà… Sau 3 tháng, quá trình cân đối liên ngành này sẽ tác động đầy đủ”, TS Lê Đăng Doanh phân tích.

Ông Doanh cũng cho rằng, việc tăng giá mặt hàng đầu vào là xăng dầu tăng sẽ khiến năng lực cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam giảm xuống.

Mỗi đêm, bạn sẽ bị mất 1kg, nếu bạn làm điều này trước khi ngủ  Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày!“Sản phẩm các nước ASEAN vào Việt Nam thuế chỉ từ 0-5%, mặt hàng của Thái Lan tràn ngập siêu thị với giá ổn định, trong khi sản phẩm của Việt Nam lại tăng giá. DN Việt phải thắt lưng, buộc bụng, cắt giảm mọi chi phí để có thể giữ thị phần trong nước. Thậm chí, nhiều DN nhỏ sẽ không thể tồn tại, mất đi công ăn việc làm cho người lao động”, ông Doanh khuyến cáo.

Tăng thuế phí là hạ sách

Theo Báo cáo đánh giá tác động bổ sung về dự án nghị quyết thuế BVMT, xăng dầu chỉ là một trong số 11 nhóm mặt hàng (với khoảng 654 mặt hàng) được đưa vào rổ hàng hóa tính CPI và không có tác động quá lớn vì quyền số mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 4% đến mặt bằng giá so với các hàng hóa quan trọng, thiết yếu khác. Đồng thời, xăng dầu cũng là mặt hàng có thể sử dụng biện pháp bình ổn (Quỹ Bình ổn giá) để hạn chế tác động lên mặt bằng giá trong các thời điểm cần thiết. Do thời gian áp dụng từ 1/1/2019 nên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2018 không bị tác động.

Theo phương pháp tính CPI bình quân, việc tăng thuế nói trên sẽ làm tăng CPI bình quân năm 2019 từ 0,07-0,09% và không ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý, điều hành giá và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của cả năm 2019.

PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

Tuy nhiên, PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, xăng dầu là mặt hàng quan trọng, là đầu vào và đầu ra của rất nhiều ngành. Những năm vừa qua, Việt Nam kiểm soát được lạm phát cũng một phần nhờ giá xăng dầu giảm xuống. 

“Tăng thuế phí là hạ sách bởi phải nuôi dưỡng nguồn thu mới có hiệu quả lâu dài. Trong thu phải có nhiều loại thu chứ không nhằm vào một mặt hàng như xăng dầu. Ngoài ra, các đánh giá về tác động của tăng giá xăng dầu mới là thông tin một chiều từ Bộ Tài chính, chưa có cơ quan độc lập khảo sát, đối chiếu khó tạo sự thuyết phục. Trước đó, nhiều lần Bộ Tài chính đưa số liệu nhưng cơ quan độc lập kiểm chứng và chưa chính xác với thực tế”, ông Long nói.

Còn theo GS. TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, trong bối cảnh hiện nay, năng lực cạnh tranh của các DN trong nước còn rất yếu, nếu đánh thuế BVMT cao như vậy thì chắc chắn sẽ tác động đến sự cạnh tranh của DN, vì xăng dầu là loại vật tư rất quan trọng đối với mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, mặc dù hiện thu nhập bình quân của nước ta đã ở ngưỡng trung bình nhưng vẫn là mức trung bình thấp của thế giới. Nếu đánh thuế trong khi mức sống của người dân còn thấp là điều không nên.

“Giải pháp tăng thuế lúc đầu sẽ giúp ngân sách bớt căng thẳng nhưng về lâu dài những tác hại của nó rất khó lường. Gánh nặng thuế phí tăng cao làm tăng giá cả, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế mới phục hồi mà đồng loạt tăng thuế sẽ tạo thành “cú sốc” cho doanh nghiệp và người dân”, GS Đặng Đình Đào khuyến cáo./.

Cẩm Tú

Theo VOV

largeer