Tập đoàn PAN sẽ “nuốt trọn” Bibica?

Thứ hai, 05/08/2019, 10:28 AM

Tập đoàn PAN (PAN) đang chào mua gần 50% cổ phần tại CTCP Bibica (BBC), bao gồm tất cả cổ phần của cổ đông lớn Lotte Confectionery. Liệu Lotte có dễ buông tay khi họ đã cố bám chặt BBC hơn 11 năm qua?

Nếu mua thành công, xem như PAN sẽ “nuốt trọn” Bibica và thắng thế trước cuộc đua quyền lực kéo dài hơn 6 năm qua.

Nếu mua thành công, xem như PAN sẽ “nuốt trọn” Bibica và thắng thế trước cuộc đua quyền lực kéo dài hơn 6 năm qua.

Lotte thất thế trước PAN

PAN vừa đăng ký chào mua công khai hơn 7,7 triệu cổ phiếu BBC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 49,93%. Nếu mua thành công, xem như PAN sẽ “nuốt trọn” Bibica và thắng thế trước cuộc đua quyền lực kéo dài hơn 6 năm qua.

Hiện tại, cổ đông lớn nhất của Bibica là PAN với sở hữu 50,07% vốn, Lotte Confectionery sở hữu 44,03% vốn, ông Kim Heung Soo sở hữu 1,18%, Polumin Discovery sở hữu 1,46%, các cổ đông khác nắm 3,27%. Nếu mua thành công, nhóm cổ đông của PAN sẽ giữ 100% cổ phần tại Bibica. Hiện PAN vẫn đang chờ Ủy ban Chứng khoán cho phép chào mua.

Thông báo chào mua này có ý mua lại hết cả phần cổ phiếu BBC mà Lotte đang nắm giữ. Nhưng liệu Lotte có chịu bán ra khi đã quyết tâm “đeo bám” từ năm 2007 đến nay?

Năm 2007, Lotte trở thành cổ đông chiến lược của Bibica khi mua 30% cổ phần BBC. Đến năm 2009, đơn vị này nâng sở hữu lên mức gần 39% sau nhiều lần âm thầm gom mua cổ phiếu BBC. Dựa vào ưu thế vượt mức quyền phủ quyết (35%), Lotte đưa ra nhiều yêu sách tại đại hội cổ đông Bibica năm 2012. Chẳng hạn, dù mới là cổ đông lớn nhưng Lotte đòi đặt tên mình trước tên Bibica. Lotte cũng muốn bầu thêm thành viên hội đồng quản trị là người của Lotte để gia tăng sức ảnh hưởng tại Bibica.

Sau khi bị các cổ đông khác phản đối dữ dội, Lotte chấp nhận “ngậm bồ hòn” rồi lẳng lặng gom tiếp cổ phiếu BBC. Một năm sau đó, sở hữu của Lotte tại Bibica đã tăng lên trên 43%, trong khi nhóm cổ đông liên quan đến Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) mới nắm 35%. Cuộc đua quyền lực giữa hai cổ đông lớn cứ thế kéo dài đến nay, mặc cho kết quả kinh doanh của Bibica không mấy khả quan.

Mặc dù liên tục “bám” vào Bibica, nhưng Lotte chính thức thất thế trước PAN vào tháng 9/2017. Khi đó, PAN gom mua thành công gần 1 triệu cổ phiếu của BBC để nâng sở hữu tại Bibica lên gần 51% cho đến nay. Sự thất thế của Lotte thể hiện rõ nhất ở hai lần đại hội cổ đông gần đây.

Nếu so với tình thế lấn át vào năm 2012, Lotte gần như bị PAN đẩy vào thế “người ngoài” tại đại hội cổ đông năm 2018. Vào tháng 6/2018, Bibica có đưa ra kế hoạch mở rộng nhà máy ở Long An, Lotte yêu cầu công bố kế hoạch cụ thể, nhưng PAN gạt đi nhờ nắm cổ phần chi phối. Ông Trương Phú Chiến - Phó Chủ tịch Bibica cũng tự tin lên tiếng phản đối Lotte. Ông Chiến cho rằng, nếu Lotte chưa biết gì về dự án nhà máy Long An thì rất có thể tại Bibica, Lotte không được coi là cổ đông lớn khi so sánh với PAN!

Còn tại đại hội cổ đông 2019 vào đầu tháng 7, Lotte đã không còn ý kiến gì. Ông Chiến báo cáo tình hình kinh doanh rồi kết thúc đại hội chóng vánh. Mặc dù kế hoạch kinh doanh của Bibica năm 2018 không đạt, nhưng Lotte cũng không phản đối.

PAN vừa đăng ký chào mua công khai hơn 7,7 triệu cổ phiếu BBC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 49,93%.

PAN vừa đăng ký chào mua công khai hơn 7,7 triệu cổ phiếu BBC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 49,93%.

Bibica sẽ ra sao khi PAN nắm trọn?

Một yếu tố thể hiện khả năng cao PAN sẽ dễ dàng nắm trọn Bibica là mức giá mà PAN đưa ra. PAN cho biết sẽ chào mua cổ phiếu BBC ở mức 68.500 đồng/cổ phiếu. Việc tính toán tỷ lệ và mức giá chính xác phần nào cho thấy PAN và Lotte đã có sự thỏa thuận nhất định chuyện “người đi kẻ ở”. Vấn đề là sau khi ôm trọn Bibica, PAN có đủ sức giúp doanh nghiệp này cất cánh?

Khi bước một chân vào Bibica từ năm 2013, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch PAN nói sẽ đầu tư lâu dài và gìn giữ thương hiệu bánh kẹo Bibica. Hiện nay, ông Hưng muốn đưa Bibica trở thành doanh nghiệp bánh kẹo số 1 Việt Nam, với vai trò là mắt xích trong chuỗi 3F (Feed - Farm - Food: Từ nông trại đến bàn ăn) của PAN.

Sự không chắc chắn về tăng trưởng ở PAN cũng thể hiện tương lai của Bibica, vì kết quả kinh doanh của PAN phụ thuộc vào các công ty thành viên.

Sự không chắc chắn về tăng trưởng ở PAN cũng thể hiện tương lai của Bibica, vì kết quả kinh doanh của PAN phụ thuộc vào các công ty thành viên.

Nhưng kể từ khi PAN nắm chi phối tại Bibica vào năm 2017, các kế hoạch kinh doanh của Bibica đều không đạt. Chẳng hạn năm 2017, Bibica đặt mục tiêu doanh thu 1.400 tỷ đồng nhưng đạt chưa tới 1.300 tỷ đồng. Trong năm 2018, doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu 1.500 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện mới hơn 1.400 tỷ đồng. Ngoài ra, mục tiêu tăng trưởng doanh số bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2017-2021 của Bibica đang thất bại thấy rõ, khi chỉ tiêu này đạt 2% năm 2017 và hơn 10% trong năm 2018.

Tại PAN - công ty mẹ của Bibica, dù doanh thu có tăng, nhưng các chỉ số sinh lời đang có vẻ đuối sức. Ông Hưng cho biết đang huy động thêm vốn đề đầu tư công nghệ và cải thiện quy trình hoạt động cho các công ty thành viên. Năm 2018, PAN huy động thành công được gần 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chỉ số sinh lời như ROA (lợi nhuận/tài sản) hay ROE (lợi nhuận/vốn) đang giảm nhiều kể từ năm 2016. Trong kế hoạch kinh doanh năm 2019, ông Hưng cũng chỉ đưa ra kế hoạch doanh thu tăng 34% chứ chưa dám đưa ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cụ thể.

Sự không chắc chắn về tăng trưởng ở PAN cũng thể hiện tương lai của Bibica, vì kết quả kinh doanh của PAN phụ thuộc vào các công ty thành viên. Do đó, có thể thấy mục tiêu đưa Bibica trở thành doanh nghiệp bánh kẹo số 1 Việt Nam của PAN có vẻ đang còn rất xa vời.

Dương Nguyễn

Theo NTD

largeer