Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2018

Thứ tư, 01/08/2018, 13:42 PM

Trong tốp ba thương hiệu dẫn đầu, xếp sau Vinamilk là Viettel và VNPT, với giá trị lần lượt là 1,390 triệu đô la Mỹ và 416 triệu đô la Mỹ. Xếp thứ 10 trong danh sách là FPT, với giá trị 169 triệu đô la Mỹ.

Danh sách các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2018 chủ yếu vẫn thuộc ba nhóm ngành hàng tiêu dùng, tài chính-ngân hàng và công nghệ-viễn thông.

1.   Vinamilk

Đây là lần thứ hai liên tiếp Vinamilk đứng đầu danh sách, với giá trị thương hiệu tương đương 2.282,7 tỷ đô la Mỹ. Hiện Vinamilk chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa, và là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa.

Vinamilk tiếp tục dẫn đầu trong xếp hạng Forbes Việt Nam 2018. Ảnh: Vinamilk

Vinamilk tiếp tục dẫn đầu trong xếp hạng Forbes Việt Nam 2018. Ảnh: Vinamilk

Giá trị thương hiệu Vinamilk lớn gần gấp đôi so với doanh nghiệp xếp thứ hai trong bảng xếp hạng. Kết quả này không chỉ minh chứng sự lớn mạnh cửa Vinamilk, mà còn cho thấy nỗ lực vượt qua thành công đã đạt được trước đó của doanh nghiệp này.

2.   Viettel

Tập đoàn Viettel xếp thứ hai với 1,390 tỷ đô la Mỹ.

Nằm trong top 15 công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao và là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam.

viettel

Trong năm 2018, Viettel đã để lại nhiều dấu ấn từ việc triển khai công nghệ viễn thông, trở thành mạng viễn thông đầu tiên khai trương dịch vụ 4G tại Việt Nam, đến thiết bị kỹ thuật, “Mạng viễn thông xanh”.

3.   VNPT

Xếp thứ 3 là VNPT với 416 tỷ đô la Mỹ. Là doanh nghiệp nhà nước chuyên sâu đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam.

Với lợi thế về hạ tầng chiến lược cáp quang phủ sóng cả nước được đẩy mạnh. Thay đổi công nghệ IPTV, di động VinaPhone, data 3G, 4G… VNPT đem đến nhiều sản phẩm chất lượng, giá trị thương hiệu tăng dần.

vnpt

4. Sabeco

Sabeco xếp thứ 4 trong danh sách với giá trị thương hiệu 393 tỷ đô la Mỹ.

Sabeco tiếp tục đứng thứ 4 trong danh sách thương hiệu Việt Nam 2018. Ảnh: VnEconomy

Sabeco tiếp tục đứng thứ 4 trong danh sách thương hiệu Việt Nam 2018. Ảnh: VnEconomy

Năm 2018 là năm đánh dấu sự thay đổi về cơ cấu cổ đông tại Sabeco sau khi Công ty TNHH Vietnam Beverage đã chính thức tham gia hoạt động quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thương hiệu Sabeco chiếm hơn 40% thị phần bia trong nước trong hơn 140 năm đến nay.

5. Vinhomes

Tiếp tục là thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam, Vinhomes đạt 384 triệu đô la Mỹ. 

Trong năm 2018 là năm bùng nổ về lợi nhuận của Vinhomes trong lĩnh vực bất động sản và các hoạt động hợp tác kinh doanh bất động sản với nhiều đối tác.

6. Vinaphone

Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam lọt top 10 thương hiệu giá trị tại Việt Nam, đứng vị trí thứ 6, với 306 triệu USD.

Hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động, Vinaphone cung cấp các dịch vụ GSM, 3G, nhắn tin... và nhiều lĩnh vực khác.

vina

7. Vingroup

Tập đoàn đa ngành Vingroup với 307,2 triệu USD xếp thứ 7.

Tập đoàn Vingroup từng vị trí số 1 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2017 tại bảng xếp hạng do Vietnam Report.

Trong năm 2018, tập đoàn Vingroup tạo ấn tượng khi tham gia vào lĩnh vực dược phẩm và sản xuất điện thoại thông minh với thương hiệu VinFa và Vinsmart.

8. Masan Consumer

Thương hiệu Masan Consumer dẫn đầu ngành hàng tiêu dùng trong sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát ở Việt Nam, đạt 238 triệu USD.

Masan Consumer dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng. Ảnh: CafeF

Masan Consumer dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng. Ảnh: CafeF

Sau hơn 20 năm đầu tư phát triển, hiện nay Masan chiếm lĩnh tại Việt Nam gần 70% thị phần nước mắm, hơn 70% thị phần nước tương và 40% thị phần cà phê hòa tan…

9. Vietcombank

Với giá trị đạt 177,9 triệu USD ,Vietcombank là ngân hàng duy nhất lọt top 10 thương hiệu sáng giá nhất Việt Nam 2018. So với lần đánh giá năm 2017, thương hiệu Vietcombank tụt 2 bậc.

10. FPT

Đứng thứ 10 trong danh sách là FPT. FPT là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin với 169 triệu đô la Mỹ, tụt 4 bậc so với 2017.  

 Hoàng Uyên

Theo NTD

largeer