Xu hướng livestream bùng nổ mạnh mẽ để cạnh tranh thương mại điện tử

Thứ hai, 23/12/2019, 14:47 PM

Hiện nay, không chỉ các trang bán hàng trực tuyến lớn như Tiki, Lazada, Sendo… đồng loạt mở kênh livestream trên Facebook, ứng dụng nhằm thúc đẩy doanh số, mà còn có nhiều startup đầu tư thành lập sàn giao dịch qua hình thức này.

Sàn thương mại điện tử livestream - video đầu tiên OKIVA được kỳ vọng hỗ trợ người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại điện tử đa dạng, phức tạp.

Sàn thương mại điện tử livestream - video đầu tiên OKIVA được kỳ vọng hỗ trợ người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại điện tử đa dạng, phức tạp.

Mô hình bán hàng qua livestream (hay còn gọi là social e-commerce) không mới trên thế giới. Làn sóng livestream mới đây cũng chứng kiến Lazada công bố kế hoạch áp dụng bán hàng qua livestream trên ứng dụng. Hay Sendo, Shopee cũng đã tham gia vào cuộc đua bán hàng kiểu mới này.    

Tại Việt Nam, kể từ khi Facebook triển khai tính năng phát video trực tiếp, xu hướng kinh doanh qua livestream cũng nở rộ. Từ những người bán hàng online quy mô nhỏ đến các doanh nghiệp lĩnh vực thời trang, làm đẹp, sản phẩm mẹ và bé đều tham gia khai thác. Riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử, các doanh nghiệp đang đồng loạt đẩy mạnh kênh bán hàng mới, kể cả trên fanpage Facebook và ứng dụng di động.

Thương mại điện tử dần trở thành xu hướng và là

Thương mại điện tử dần trở thành xu hướng và là "miếng bánh ngon" thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia.

Số liệu từ hãng nghiên cứu Locowise cho thấy có hơn 3% người khảo sát chỉ xem video trên Facebook trong khoảng 30 giây. Do đó, thách thức lớn nhất đối với người phát video là làm thế nào giữ chân người xem lâu nhất có thể và từ đó tạo tương tác qua bình luận, lượt thích, trao đổi qua lại và cuối cùng đạt hiệu quả là chốt đơn hàng. Thứ hai, hình thức livestream giúp tăng tính xác thực, minh bạch và mô phỏng mua bán "như ngoài đời" khi người mua trực tiếp nhìn thấy người bán giới thiệu sản phẩm một cách trực quan. Livestream cũng không thể chỉnh sửa, hậu kỳ nên có tính chân thực và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, mô hình này tạo tương tác hai chiều tức thì với người dùng. Người mua có thể đặt câu hỏi và nhận giải đáp ngay về sản phẩm, giá cả, vận chuyển hay tư vấn sử dụng.

Các chuyên gia nhận định, sau sự trỗi dậy của livestream ở Trung Quốc, các sàn thương mại điện tử quốc tế đang nhắm đến thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để khai thác mạnh mẽ mô hình bán hàng mới này. Bằng công nghệ, sáng tạo nội dung và sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng, các trang thương mại điện tử đang Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2019 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố vào tháng 3 cho thấy 2018 được xem là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng trên 30%. Tuy xuất phát chỉ khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2018 lên đến 8 tỷ USD. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng 30%, quy mô thị trường sẽ đạt 13 tỷ USD vào năm 2020, cao hơn mục tiêu 10 tỷ USD do Chính phủ đề ra.

Mới đây, Việt Nam vừa ra mắt Sàn livestream Okiva được công nghệ live streaming độc lập, không dựa vào nền tảng livestream của Facebook hay YouTube. Theo ông Hàng Minh Lợi - startup Okiva được Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley định giá trên 1 triệu USD cho ứng dụng này. 

Kim Ngọc

Theo NTD

largeer